Thực trạng chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 71 - 74)

B. NỘI DUNG

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học

cơ sở

Để HĐTN của học sinh đạt hiệu quả cao việc chỉ đaọ lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, nội dung, hình thức, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng.

Bảng 2.10: Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐTN trường THCS

T T

Nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐTN Ý kiến đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể theo kế

hoạch chung của nhà trường 67 74.4 23 25.6 0 0.0

2 Giao nhiệm vụ cho GV và các lực lượng tham

gia tổ chức HĐTN rõ rảng, cụ thể. 52 57.8 38 42.2 0 0.0

3 Chỉ đạo TPT đội triển khai thực hiện kế hoạch

HĐTN theo chủ điểm hàng tháng 65 72.2 25 27.8 0 0.0

4 Chỉ đạo GVBM thực hiện nội dung HĐTN

theo chủ môn học. 59 65.6 31 34.4 0 0.0

5 Chỉ đạo đảm bảo an toàn cho HS trong quá

trình tổ chức HĐTN 62 68.9 28 31.1 0 0.0

6 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài

nhà trưởng tổ chứcHĐTN 54 60.0 36 40.0 0 0.0 7 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN 44 48.9 46 51.1 0 0.0

8 Chỉ đạo tăng cường các điều kiện đáp ứng yêu

cầu tổ chức HĐTN 48 53.3 42 46.7 0 0.0

9 Chỉ đạo kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt

động trải nghiệm 43 47.8 47 52.2 0 0.0

10 Động viên khích lệ kịp thời GV, HS trong tổ

61

Bảng số liệu 2.10 cho thấy các nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐTN được đánh giá thường xuyên chỉ đạt mức trung bình từ 47.8% đến 74.4%. Trong đó ở nội dung chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể theo kế hoạch chung toàn trường được đánh giá mức thường xuyên cao nhất 74.4%. Ý kiến về việc chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá HĐTN được đánh giá mức thường xuyên chỉ đạt 47.8% là mức khá thấp mà đây là một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức HĐTN. Các nội được đánh giá thực hiện chưa thường xuyên (thỉnh thoảng) chiếm tỷ lệ khá cao từ 25.6% đến 52.2%. Kết quả khảo sát nêu trên cho thấy các nội dung chỉ đạo chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức cho tổ chức HĐTN.

Một số CBQL, GV cho biết: khi xây dựng xong kế hoạch HĐTN chung cho toàn trường thì gần như BGH giao phó lại cho GV, cho TPT đội tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch, thiếu nhắc nhỡ, thiếu kiểm tra, giám sát... Điều đó cho thấy quản lý của BGH chưa đi sâu, chưa nắm bắt được tình hình thực tế. Kiểm tra phối hợp với các lực lượng cũng như đánh giá kết quả hoạt động cũng chưa được quan tâm đúng mức từ phía lãnh đạo nhà trường.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá HĐTN của BGH, GV các nhà trường, tác giả đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá để CBQL, GV nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện, kết quả thu được như sau:

62

Bảng 2.11: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN trường THCS

TT Nội dung kiểm tra, đánh giá HĐTN

Ý kiến đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch KTĐG quá trình tổ

chức HĐTN trong nhà trường 56 62.2 31 34.4 3 3.3 2 Xây dựng lực lượng đánh giá 41 45.6 41 45.6 8 8.9

3 Xây dựng tiêu chí kiếm tra đánh giá quá

trình tổ chức HĐTN trong nhà trường 42 46.7 39 43.3 9 10.0

4 Tổ chức hoạt động tự đánh giá kết quả

tổ chức các HĐTN của GV và HS. 50 55.6 36 40.0 4 4.4

5

Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến GV, HS hoặc chuyên gia

49 54.4 35 38.9 6 6.7

6 Tuyên dương, khen thưởng và phê bình các

cá nhân, tập thể trong tổ chức HĐTN 52 57.8 34 37.8 4 4.4

Bảng 2.11 cho thấy thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chỉ thực hiện đạt mức trung bình, tất cả các nội dung được đánh giá ở mức thường xuyên chỉ đạt từ 45.6% đến 62.2%. Mức độ đánh giá chưa thường xuyên(thỉnh thoảng) đạt khá cao từ 34.4% đến 45.6%. Tất cả các nội dung đều có CB, GV đánh giá không thực hiện, cao nhất là nội dung xây dựng tiêu chí kiếm tra đánh giá quá trình tổ chức HĐTN trong nhà trường chiếm 10%.

Trao đổi trực tiếp với CBQL, GV về tình hình kiểm tra, đánh giá HĐTN ở nhà trường được thực hiện như thế nào? Một bộ phận không nhỏ CBQL, GV có ý kiến cho rằng nhà trường có thực hiện kiểm tra đánh giá HĐTN sau khi kết thúc hoạt động. Nhưng việc xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng, tiêu chí đánh giá thì không rõ, không thực hiện do chưa được hướng dẫn của các cấp, các ngành nên việc thực hiện còn nhiều khó khăn. Việc đánh giá chủ yếu sau khi kết thúc hoạt động và đánh giá dựa trên bản báo cáo thu hoạch của HS. Trong quá trình đánh giá chủ yếu do GV thực hiện, do HS thực hiện còn hạn chế. Hơn nữa tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, việc đánh giá còn chung chung theo nhóm hay tập thể lớp, chưa đánh giá được mỗi cá nhân.

63

Như vậy, việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm đúng mức, từ công tác xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng, tiêu chí, hình thức đánh giá… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá HĐTN chưa đạt được mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực cho HS. Từ thực tế đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo ngành, cán bộ quản lý tại các nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá phù hợp để hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)