Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 79 - 82)

B. NỘI DUNG

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến HĐTN và định hướng hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm chưa đồng bộ và còn thiếu, chưa rõ ràng. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT về HĐTN chưa thường xuyên và thiếu tính chiều sâu, mang nặng tính hình thức, không chú trọng vào phát triển các HĐTN cho học sinh.

- Do nguồn tài chính còn hạn hẹp, nên CSVC phục vụ cho tổ chức HĐTN mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ, một số trường còn thiếu điều kiện để tổ chức HĐTN.

- Quan niệm còn đặt nặng vấn đề lĩnh hội kiến thức môn học trên lớp là quan trọng hơn cả, còn các hoạt động giáo dục khác bị xem nhẹ nên một số CB,GV chưa thấy được thông qua HĐTN không những giúp HS củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản đã được học qua các môn học mà còn nâng cao hiểu biết về một số lĩnh vực của đời sống xã hội, các kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. HS chưa thấy được mục tiêu của HĐTN giúp các em rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực, phẩm chất.

- Công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho công tác tổ chức HĐTN chưa được các cấp, các ngành, lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức. Từ đó dẫn đến năng lực của CBQL và GV còn hạn chế. Năng lực thiết kế tổ chức các nội dung và hình thức HĐTN theo định hướng chung chưa phù hợp. Khả năng xây dựng kế hoạch cũng như trình độ nghiệp vụ quản lý chưa tốt. Công tác quản lý, xây dựng triển khai kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá của BGH chưa chủ động tích cực đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức, nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, đặc biệt là vai trò của PHHS, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức HĐTN cho HS của nhà trường và gia đình còn tách rời thiếu nội dung và biện pháp thống nhất.

69

- Thời gian của GV và HS dành cho hoạt động này chưa nhiều, dẫn đến hình thức hoạt động chưa phong phú, nội dung nghèo nàn, chưa phù hợp với nguyện vọng nên chưa lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn đối với HS. Nhà trường chưa dành nhiều kinh phí cho hoạt động, ngại tốn kém. Tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, việc kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.

Tiểu kết chương 2

Từ phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐTN ở các trường THCS huyện Vị Thủy, qua điều tra lấy ý kiến của các đối tượng khảo sát, đề tài đã nêu bật được những ưu điểm đồng thời đã chỉ rõ những hạn chế từ nhận thức của CB, GV và HS về HĐTN và thực trạng quản lý HĐTN cho HS của các nhà trường. Đội ngũ CBQL, GV đã phần nào nhận thức được tầm qua trọng của HĐTN, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ CB, GV hiểu chưa hết nội hàm mục đích, ý nghĩa và các vấn đề liên quan đến HĐTN.

- Các trường đã tổ chức HĐTN theo chương trình của Bộ GD&ĐT với một số hình thức và phương pháp nhất định. Trong quản lý đã tiến hành lập kế hoạch hoạt động; phân công và phối hợp các lực lượng trong quá trình thực hiện. Thường xuyên đôn đốc, động viên, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức HĐTN. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động GD trong nhà trường, HĐTN ở các trường vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; nội dung và hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh còn nghèo nàn, đơn điệu. Các trường chưa chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động nên chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của HS. Việc quản lý hoạt động HĐTN của đội ngũ CB, GV chưa đi vào nề nếp và có chiều sâu, chưa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về HĐTN đã được các trường thực hiện, tuy nhiên chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, các biện pháp chưa đồng bộ, việc kiểm tra chưa thường xuyên nên chưa mang lại hiệu quả nhất định.

70

- HĐTN chưa được thực hiện một cách toàn diện khoa học, từ việc xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường… Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả của HĐTN và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì vậy cần khắc phục những hạn chế nêu trên của HĐTN và có những biện pháp quản lý một cách hợp lý, khoa học đối với HĐTN để HĐTN thực sự phát huy vai trò hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội... cũng như các tiềm năng sáng tạo của cá nhân HS.

71

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINHCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VỊ THUỶ,

TỈNH HẬU GIANG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)