Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 64 - 67)

B. NỘI DUNG

2.3.4. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho học sinh trung học cơ sở

Để tìm hiểu về thực trạng phương pháp và các hình thức tôt chức HĐTN đã triển khai tác giả đã khảo sát đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện phương pháp và các hình thức tổ chức HĐTN đã triển khai trong nhà trường, kết quả thu được như sau:

54

Bảng 2.6: Nhận thức của CBQL, GV về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trường THCS

TT Phương pháp Ý kiến đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Phương pháp giải quyết vấn để 72 80.0 18 20.0 0 0.0 2 Phương pháp sắm vai 68 75.6 18 20.0 4 4.4 3 Phương pháp thuyết trình 80 88.9 10 11.1 0 0.0 4 Phương pháp làm việc nhóm 75 83.3 15 16.7 0 0.0 5 Phương pháp trò chơi 76 84.4 14 15.6 0 0.0 6 Phương pháp dạy học dự án 43 47,8 31 34.4 16 17.8 Hình thức 1 Câu lạc bộ 68 75.6 17 18.9 5 5.6 2 Trò chơi 69 76.7 21 23.3 0 0.0 3 Diễn đàn 53 58.9 31 34.4 6 6.7 4 Sân khấu tương tác 60 66.7 25 27.8 5 5.6 5 Tham quan, dã ngoại 59 65.6 23 25.6 8 8.9 6 Hội thi/cuộc thi 78 86.7 12 13.3 0 0.0 7 Tổ chức sự kiện 55 61.1 28 31.1 7 7.8 8 Giao lưu 51 56.7 35 38.9 4 4.4 9 Hoạt động chiến dịch 67 74.4 23 25.6 0 0.0 10 Hoạt động nhân đạo 73 81.1 17 18.9 0 0.0 11 Hoạt động tình nguyện 70 77.8 20 22.2 0 0.0 12 Lao động công ích 74 82.2 16 17.8 0 0.0 13 Sinh hoạt tập thể 69 76.6 29 32.2 0 0.0 14 Hoạt động nghiên cứu khoa học 42 46.7 34 37.8 14 15.6

55

Qua khảo sát cho thấy:

Về phương pháp của HĐTN: Kết quả khảo sát tại bảng 2.6 nói lên đa số CB, GV nắm được các phương pháp cơ bản để tổ chức nội dung HĐTN. Trong đó phương pháp giải quyết vấn để, phương pháp thuyết trỉnh, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp trò chơi có 100% ý kiến đánh giá cần thiết và rất cần thiết, trong đó ý kiến đánh giá rất cần thiết chiểm tỷ lệ cao(80% trở lên) , phương pháp sắm vai có 95.6% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết và 4.4% ý kiến cho rằng không cần thiết, phương pháp dạy học dự án có 15.6% ý kiến cho rằng không cần thiết vì cho rằng không phù hợp, khó thực hiện, mất nhiều thời gian.

Về hình thức của HĐTN: Với các hình thức tổ chức HĐTN đã cho, 100% CB,GV các nhà trường cho rằng là rất cần thiết và cần thiết đối với các hình thức: Trò chơi, hội thi/cuộc thi, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, lao động công ích và sinh hoạt tập thể, không có ý kiến đánh giá nào cho rằng không cần thiết, trong đó mức độ đánh giá rất cần thiết rất cao với tỷ lệ từ 74.4% đến 86.7%. Tuy nhiên các hình thức sau có tỷ lệ đánh giá rất cần thiết thấp hơn và có ý kiến đánh giá không cần thết, cụ thể hình thức: Câu lạc bộ có mức độ đánh giá không cần thiết là 5.6%, diễn đàn 6.7%, sân khấu tương tác 5.6%, tham qua dã ngoại 8.9%, tổ chức sự kiện 7.8%, giao lưu 4.4% và hoạt động nghiên cứu khoa học 15.6%. Lý do các hình thức này có mức độ rất cần thiết thấp hơn và có ý kiến đánh giá là không cần thiết vì khi trao đổi với CB, GV các nhà trường cho rằng, hình thức câu lạc bộ hoạt động chưa hiệu quả, để tổ chức diễn đàn, sự kiện và tổ chức sân khấu tương tác thì bản thân các nhà trường phải có "đạo diễn" chương trình, còn hoạt động nghiên cứu khoa học, giao lưu và tham quan, dã ngoại cần phải có con người và kinh phí thực hiện, tuy nhiên trong các nhà trường thì rất ít người có thể tổ chức, thiết kế được chương trình cũng như điều kiện tài chính còn khó khăn cho nên họ cho rằng ít cần thiết hơn các hình thức còn lại và một số ý kiến cho rằng không cần thiết.

Với kết quả phỏng vấn, cho thấy: các phương pháp và hình thức nêu trên đã được CBQL và GV đồng tình khi trực tiếp trao đổi.

56

Đánh giá chung về thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN ở các trường THCS huyện Vị Thủy vẫn còn một bộ phận không nhỏ là các đồng chí CBQL cấp cơ sở và GV chưa nhận thấy hết được hiệu quả của việc đưa các phương pháp và hình thức thực hiện nêu trên vào tổ chức HĐTN. Đây cũng là một yếu tố mà người quản lý cần chú ý điều chỉnh trong kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý HĐTN trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)