Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 85 - 88)

B. NỘI DUNG

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng

giáo dục về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp các CBQL, GV, HS, CMHS và các lực lượng giáo dục khác có những hiểu biết sâu sắc về HĐTN. Nhận thức rõ về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của người giáo viên để tổ chức HĐTN cho học sinh. Để có được hiệu quả cao nhất thiết các lực lượng này cần phải có nhận thức đúng, từ đó mới xây dựng được ý thức thái độ và hành động đúng hướng, thiết thực trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động trải nghiệm.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Đối với CBQL, GV

- Muốn quản lý tổ chức HĐTN tốt thì lãnh đạo nhà trường phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục, giải thích cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội hiểu một cách sâu sắc về HĐTN thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, họp PHHS, các buổi SHCN, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt đầu tuần và các buổi sinh hoạt khóa…

- Hiệu trưởng cần tranh thủ trao đổi trong các kỳ họp Đảng ủy, HĐND để các cấp chính quyền, đoàn thể nắm được mục đích, ý nghĩa, cách thức tổ chức các HĐTN.

- CBQL, GV cần tìm hiểu sâu hơn về các văn bản quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, kỹ thuật kiểm tra đánh giá HĐTN để triển khai đến các thành viên trong nhà trường nhằm làm rõ tính pháp lý, nâng cao nhận thức của mọi người trong việc thực hiện các HĐTN.

- Xây dựng kế hoạch, quán triệt nội dung nâng cao nhận thức tới mọi người trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết của HĐTN. Tăng cường nhận thức từ đó tạo cơ chế thống nhất phối hợp, nội dung và phương thức phối hợp trong tổ chức các HĐTN.

75

- Cử CB, GV học tập các lớp bồi dưỡng các chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức với những vấn đề cơ bản về quản lý HĐTN. Thu thập văn bản, sưu tầm tài liệu liên quan tới HĐTN. Cùng với sự đúc kết kinh nghiệm bản thân. Tức là vận dụng lý luận và thực tiễn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐTN trong chương trình giáo dục nói chung. Bởi lẽ trong nhà trường, trước hết hiệu trưởng phải là người nhận thức đúng đắn nhất về hoạt động trải nghiệm hướng tới mục tiêu giáo dục.

- Tổ chức hội thảo chuyên đề về HĐTN, thực trạng, biện pháp triển khai HĐTN cho HS có sự tham gia của CBQL, GV, CMHS, đại diện các lực lượng giáo dục,... để giúp GV và các lực lượng giáo dục có cơ hội trao đổi, chia sẻ nâng cao nhận thức và kinh nghiệm tổ chức HĐTN cho HS.

- Tổ chức các buổi tập huấn về HĐTN của học sinh ở trường THCS, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về HĐTN: Mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động, vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động và ý nghĩa của HĐTN đối với phát triển nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

- Thông qua các buổi họp chủ nhiệm hàng tuần, ở các đợt chuẩn bị tổ chức sinh hoạt tập thể theo chủ đề tuyên truyền, vận động, giải thích cho GV hiểu về vai trò của HĐTN với sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của HS. Thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ GV, nhân viên trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm trong công tác tổ chức HĐTN cho học sinh. Từ đó có kế hoạch hỗ trợ, phối hợp cùng nhà trường thực hiện.

Đối với học sinh:

Một số HS nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của HĐTN đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của các em. Chính vì thế cần chú ý tới công tác tuyên truyền để quán triệt và nâng cao nhận thức để gúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà phải còn có khả năng giao tiếp, thích ứng….HĐTN có thể trang bị

76

vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội. Muốn làm được điều đó Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo công tác tuyên truyền phải thường xuyên, đồng bộ và cần chú ý đến nội dung, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS. Nên tổ chức tuyên truyền dưới dạng các trò chơi, diễn kịch…vào các khoảng thời gian như giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động chủ điểm để chính các em được hòa mình và trải nghiệm qua các tình huống thực tế chính là cách tuyên truyền tốt nhất về HĐTN.

Đối với cha mẹ học sinh

Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm, sự nhận thức của cha mẹ HS sẽ tạo điều kiện cho HS cùng phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho các em. Do vậy, thông qua kỳ họp phụ huynh cần giúp cho họ hiểu rõ vai trò của hoạt động trải nghiệm với sự hình thành nhân cách HS, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, củng cố, mở rộng kiến thức cho các môn học chính khoá, giúp thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng… giúp cho cha mẹ HS nhận thức đúng hoạt động trải nghiệm chính là thời gian củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, tạo cho các em sự tự tin trước bạn bè thầy cô và các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động.

- Thông qua các cuộc họp CMHS hàng kỳ, tổ chức lấy ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc khó khăn, kịp thời giúp CMHS nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của HĐTN.

- Phối hợp CMHS trong tổ chức các HĐTN, khi tổ chức các HĐTN có thể mời PHHS cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp để các bậc cha mẹ có cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò của HĐTN có tác dụng quan trọng trong việc hình thành kỹ năng sống của HS. Sau khi tham gia, chính những bậc cha mẹ HS này sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực nhất cho các hoạt động lần sau. Đôi khi, phụ huynh tham gia các hoạt động còn hỗ trợ tích cực về vật chất và các nguồn lực khác cho nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng nhà trường cần phải hiểu rõ các văn bản chỉ đạo của các cấp về HĐTN, thông tin cho GV và các lực lượng giáo dục khác hiểu về các vấn đề liên quan đến HĐTN.

77

- Tất cả CBQL, GV, CMHS, HS và các lực lượng giáo dục khác phải nhận thức đúng về HĐTN và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục mọi người cùng tham gia.

- Hiệu trưởng nắm bắt được thực trạng nhận thức của GV và các lực lượng tham gia HĐTN để chọn lựa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề về HĐTN. Đồng thời hỗ trợ về phương tiện, thời gian, kinh phí tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ liên quan đến HĐTN cho CBQL, GV và HS trong việc tuyên truyền giáo dục nhận thức và thái độ với hoạt động trải nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)