Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức có hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 96 - 100)

B. NỘI DUNG

3.2.4. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức có hiệu

quả hoạt động trải nghiệm

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Kết quả giáo dục là sự phối hợp của các lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Mỗi lực lượng đảm nhận một vai trò, không làm thay nhau và không có lực lượng đơn lẻ nào có thể tổ chức tốt HĐTN.

86

Liên kết các lực lượng giáo dục là tất yếu nhằm huy động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường tham gia tổ chức các HĐTN cho HS. Tạo được sự đồng thuận thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức các HĐTN cho HS. Phát huy sức mạnh tập thể, tăng cường thêm các điều kiện cần thiết để tổ chức các HĐTN thuận lợi và hiệu quả.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Xây dựng quy chế phối hợp tổ chức các HĐTN giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trong quy chế cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân trong đó cần xác định cá nhân chịu trách nhiệm chính.

- Xác định rõ trong các cuộc họp về trách nhiệm tổ chức HĐTN là của toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, CMHS và các lực lượng giáo dục khác.

- Mời CMHS tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐTN của trường, của lớp. Xác định rõ cơ chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong triển khai HĐTN cho học sinh. Trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của từng lực lượng và cam kết trách nhiệm. Cụ thể, với từng hoạt động có phân công nhiệm vụ cho GVCN, GVBM, GV TPT đội…tùy theo đặc thù của từng hoạt động, các lực lượng giáo dục khác tham gia phối hợp, hỗ trợ tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

- Nhà trường liên kết, phối hợp với các lực lượng xã hội, đặc biệt là Ban đại diện CMHS. Thông qua sự liên kết đó tạo sự thống nhất đồng thuận giữa các lực lượng xã hội, cộng đồng, huy động hỗ trợ nhà trường về nguồn lực, phương tiện, cơ sở vật chất…

- Hiệu trưởng cũng đưa ra quy định phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội, xác định đối tượng cần phối hợp, cách thức phối hợp, phạm vi phối hợp và phân công người phối hợp (Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Ban chấp hành Đoàn xã…)

- Thông qua Ban đại diện CMHS, tùy theo tính chất của từng hoạt động để yêu cầu sự giúp đỡ. Lãnh đạo nhà trường cần đặt vấn đề đối với các tổ chức ngoài nhà trường hổ trợ các HĐTN. Đặc biệt các hoạt động tham quan, hội trại, công tác tình nguyện lao động công ích, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội…

87

- Củng cố các bộ phận trong nhà trường như; thư viện tăng cường sách tham khảo, tranh ảnh, bộ phận thiết bị đảm bảo các thiết bị máy móc… bộ phận phục vụ bảo vệ, y tế học đường đảm trách vệ sinh chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Rút kinh nghiệm quá trình thực hiện: Đây là việc làm cần thiết sau khi kết thúc tổ chức hoạt động. Qua việc rút kinh nghiệm, các lực lượng tham gia sẽ có điều kiện để nhìn nhận lại quá trình phối hợp của mình, những ưu khuyết sẽ được kiểm điểm, đánh giá. Hiệu trưởng phải là người đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ, khen ngợi, động viên khích lệ những tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời nhắc nhở những thành viên hoàn thành chưa tốt nhiệm vụ của mình.

Để công tác phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội đạt kết quả cao Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện chỉ đạo tốt các mặt sau:

- Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế hay các tổ chức chính trị xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trường bằng việc xây dựng các chương trình hay dự án. Hiệu trưởng nói riêng và cán bộ quản lý nói chung phải thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong cộng đồng. Người Hiệu trưởng có uy tín, năng lực là nguồn kích thích sự tham gia của các lực lượng giáo dục cho sự phát triển của nhà trường.

- Bên cạnh việc tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai trò của HĐTN đến việc hình thành các năng lực và phẩm chất nhân cách cho HS, GVCN, nhà trường còn thống nhất nội dung chương trình và yêu cầu của các hoạt động đối với HS để các lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành động, phát huy tiềm năng trí tuệ, khả năng tay nghề của họ trong các hoạt động. Yêu cầu họ tạo điều kiện cho con em tham gia vào các hoạt động và ủng hộ về CSVC nếu có điều kiện.

- Nhà trường cần chỉ ra cho các bậc CMHS những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của nhà trường cho HS THCS.

88

chăm lo các điều kiện cho HS và tổ chức các HĐTN, hiểu rõ trách nhiệm của gia đình, tránh tình trạng khoán trắng cho nhà trường.

- Gia đình cần chủ động tìm hiểu qua nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình HĐTN, nắm vững các quy định của nhà trường đối với HS, các quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tham gia cùng nhà trường tổ chức một số HĐTN theo khả năng, điều kiện cho phép.

- Trong phối hợp giáo dục với gia đình, nhà trường cần trao đổi tư vấn với gia đình hàng ngày dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời động viên khi con tiến bộ và uốn nắn những sai lệch trong học tập, sinh hoạt của con cái.

- Nhà trường phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương nơi HS cư trú để nắm tình hình HS một cách toàn diện. Những thông tin trao đổi từ những cán bộ địa phương thông qua GVCN giúp nhà trường có thêm kênh thông tin để đánh giá chính xác hơn về HS của mình, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp.

- Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong giáo dục những giá trị truyền thống cho HS. Giáo dục bản sắc văn hoá địa phương: bản sắc văn hoá dân tộc hàm chứa trong mỗi cộng đồng cụ thể, biểu hiện ra bằng phong tục, tập quán, lễ hội .... Nhà trường cần phối hợp với cộng đồng khai thác nội dung, đưa HS tham gia vào các hoạt động văn hoá khác nhau, qua đó các em được giáo dục về tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, tình yêu quê hương đất nước, được phát triển toàn diện....

- Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, nhà trường phải biết tận dụng thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục để đạt được hiệu quả cao trong tổ chức HĐTN cho HS.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp, cha mẹ học sinh, các lực lượng tham gia cần phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của HĐTN cho học sinh, từ đó có thái độ tích cực trong hoạt động phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để tổ chức có hiệu quả HĐTN cho học sinh.

89

- Hiệu trưởng cần nắm chắc những điểm mạnh, điểm yếu của các cá nhân trong và ngoài nhà trường để thực hiện việc phân công, phối hợp công việc đạt hiệu quả cao nhất.

- Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, giáo viên, GV TPT đội phải có kỹ năng thuyết phục các tổ chức, cá nhân tham gia HĐTN cho học sinh.

- Việc xây dựng quy chế phối hợp phải có sự đồng thuận từ đa số các thành viên. Khi thực hiện phải bám sát quy chế phối hợp tránh việc quy chế thì có nhưng đến khi thực hiện thì không tuân thủ. Điều này lúc đầu có thể chỉ ảnh hưởng đến thành công của công tác tổ chức các HĐTN nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của GV vào hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)