B. NỘI DUNG
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Vị Thuỷ được thành lập theo Nghị định số 45/1999/NĐ-CP ngày 01/7/1999 của Chính phủ, huyện có vị trí hết sức quan trọng, nằm ở cửa ngõ vào thành phố Vị Thanh, trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang, có tuyến Quốc lộ 61, Quốc lộ 61C chạy qua và kênh xáng Xà No, thuận tiện cho giao lưu kinh tế cả đường bộ và đường thủy.
Địa giới hành chính: phía Bắc giáp huyện Châu Thành A; phía Nam giáp huyện Long Mỹ; phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp; phía Tây giáp thành phố Vị Thanh và phía Tây Bắc giáp tỉnh Kiên Giang. Huyện có 10 đơn vị hành chính, gồm: 01 thị trấn và 09 xã, được chia thành 75 ấp, với diện tích tự nhiên 23.022 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 88,41% diện tích tự nhiên; Dân số hiện nay 98.888 người, với 5.012 người dân tộc thiểu số, trong đó: Khơme: 3.782; Hoa: 292; dân tộc khác: 05 và 18.201 tín đồ tôn giáo.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế
Vị Thủy là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang phát triển kinh tế bằng nông nghiệp và chủ yếu là cây lúa. Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định, có 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năng suất, sản lượng lúa, rau màu, cây ăn trái đều tăng so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lúa hơn 305.728 tấn, đạt 103,90% kế hoạch, tăng 4,1% so với năm 2017 (đây là năm có sản lượng cao nhất từ trước đến nay). Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ diễn ra ổn định; thu ngân sách đạt 119,09% kế hoạch (đứng thứ 2 của tỉnh); tỷ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt gần 100% kế
42
% (kế hoạch 81,30%); tỷ lệ giao quân đạt 100% kế hoạch, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, tai nạn giao thông kéo giảm trên cả ba mặt.