B. NỘI DUNG
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện hoạt động trả
3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp
Huy động các nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực công nghệ thông tin là những điều kiện đảm bảo chất lượng của HĐTN cho học sinh. Huy động các tổ chức, cá nhân có khả năng phối hợp cùng nhà trường trong tổ chức các HĐTN.
Việc đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho HĐTN là điều kiện cần và có vai trò hết sức quan trọng nhằm góp phần hỗ trợ đắc lực để hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất, cơ sở vật chất và các điều kiện liên quan tốt sẽ tạo hứng thú và lôi cuốn người học, tạo điều kiện cho HS thực hành rèn luyện kỹ năng, tạo ra các tình huống sư phạm và “vùng hợp tác” giữa GV và HS. Do đó cần huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nhà trường để có được điều kiện tốt nhất dành cho HĐTN.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu quả của việc tổ chức HĐTN không chỉ phụ thuộc vào nhận thức, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch mà còn phụ thuộc vào yếu tố không kém phần quan trọng đó là CSVC, trang thiết bị và kinh phí hoạt động. Các hoạt động dành cho việc tổ chức HĐTN thường rất đa dạng và tốn kinh phí (kinh phí làm phần thưởng, kinh phí để mua các vật dụng cần thiết khi tổ chức các cuộc thi, kinh phí tham quan học hỏi…). Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa thường phải có CSVC đi kèm như amply, loa, đài, đàn….Nếu nhà trường có đầy đủ CSVC, trang
90
nếu trường nào thiếu thốn về CSVC trang thiết bị thì trường đó vẫn tiến hành tổ chức HĐTN nhưng sẽ gặp khó khăn trong quá trình tổ chức và hiệu quả của quá trình tổ chức cũng không cao. Chính vì vậy để tổ chức thực hiện tốt HĐTN đòi hỏi Hiệu trưởng cần chú ý quan tâm huy động nguồn tài chính, đầu tư CSVC, trang thiết bị để hoạt động này đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Hiệu trưởng cần:
- Cần có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất cho hoạt động ngay từ đầu năm học. Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học, có kế hoạch bảo quản để sử dụng lâu dài.
- Căn cứ nguồn ngân sách được cấp hàng năm, cần cân đối các khoản chi để dành một phần ngân sách chi cho việc tăng cường CSVC; đào tạo, bồi dưỡng GV nâng cao trình độ tổ chức HĐTN; kinh phí tổ chức HĐTN. Điều này phải được thông qua hội đồng và ghi rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ.
- Tăng cường CSVC và các điều kiện phục vụ cho HĐTN không phải một năm, hai năm là có thể đủ mà cần một quá trình lâu dài, nhiều năm học. Do vậy Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch cụ thể để xây dựng và mua sắm trang thiết bị phù hợp với yêu cầu cũng như điều kiện kinh phí hàng năm. CSVC phục vụ hoạt động trải nghiệm khá lớn, vì vậy cần tận dụng tất cả những CSVC sẵn có của nhà trường, lớp, đồng thời phải biết khai thác tiềm năng CSVC của địa phương để tổ chức HĐTN cho HS. Mỗi trường cần có sự đầu tư trang thiết bị tối thiểu như: Tài liệu, cờ, đàn, băng nhạc, dụng cụ thể thao, hệ thống loa đài, máy chiếu đa năng, mô hình phù hợp hoạt động…
- Hiệu trưởng chỉ đạo GV TPT đội, GVCN các lớp phát động các phong trào nhằm gây quỹ đội, quỹ lớp phục vụ cho các hoạt động của đội, của lớp nằm trong nội dung hoạt động trải nghiệm: tổ chức làm kế hoạch nhỏ, tranh thủ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, những phụ huynh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, hội cha mẹ học sinh trường, lớp, các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các đơn vị kết nghĩa để họ giúp đỡ nhà trường về kinh phí cho HĐTN. Khuyến khích, phát động các tổ chức, lực lượng giáo dục khác trong xã hội tặng quà, hiện vật, tiền... làm tặng phẩm và giải thưởng cho các đợt tổ chức HĐTN cho học sinh.
91
Khi tổ chức xong một hoạt động cần thu dọn, kiểm kê các thiết bị, kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào cất giữ, cuối năm học phải kiểm kê, đánh giá chất lượng để sửa chữa hoặc mua bổ sung. Khuyến khích việc tái sử dụng các trang thiết bị sau mỗi lần tổ chức hoạt động. Cần tiết kiệm, tránh lãng phí; khai thác một cách có hiệu quả các trang thiết bị hiện có của nhà trường; tận dụng tối đa năng lực, sự đóng góp của GV, HS, CMHS trong các đợt tổ chức cao điểm. Những việc có thể làm thì cố gắng tự làm, hạn chế tối đa việc mua sắm không cần thiết.
Ví dụ: trong cuộc thi văn nghệ toàn trường, chúng ta nên sử dụng hệ thống âm thanh (loa, amply, micro, máy chiếu…) của nhà trường mà không cần thuê bên ngoài. Giao GV dạy âm nhạc tập luyện, phối hợp đàn nhạc cho các em để không mất tiền thuê nhạc công; đề nghị BCH đoàn hỗ trợ tập múa, hát cho các em…
- Nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện các HĐTN trong trường THCS. Sử dụng tài chính cho hoạt động đảm bảo dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc tài chính. Trong điều kiện hiện nay, nguồn tài chính để đảm bảo cho nội dung này ở các trường THCS nói chung còn có nhiều hạn chế. Các trường cần chủ động xây dựng kế hoạch chi tiêu từ đầu năm học, tăng cường hợp tác, huy động và kêu gọi sự tham gia đóng góp tài trợ về nguồn lực của các tổ chức ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn. Cần phải phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các tổ chức và thống nhất nội dung hoạt động, phải làm tốt công tác xã hội hóa hoạt động này bởi đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Quản lí CSVC và tài chính phục vụ cho tổ chức HĐTN được thực hiện như các nguồn ngân sách khác. Phải đảm bảo các quy định về quản lí tài chính.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng lập kế hoạch ngay từ đầu năm chuẩn bị kinh phí phục vụ hoạt động trải nghiệm để báo cáo trước hội đồng sư phạm, trước hội nghị công nhân viên chức đầu năm học.
- Nhà trường cần có mối quan hệ tốt để tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính ở các cấp, các ngành, các cơ quan doanh nghiệp. Cần giao nhiệm vụ tranh thủ nguồn kinh phí cho từng bộ phận để các bộ phận đó có kế hoạch chủ động tăng cường CSVC trang thiết bị cho nhà trường.
92
- Đội ngũ CB, GV phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn CSVC, trang thiết bị, đồ dùng dạy học... đồng thời sử dụng hiệu quả các CSVC, trang thiết bị hiện có và tích cực tự làm đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm.