Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 103 - 105)

B. NỘI DUNG

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động trả

nghiệm cho học sinh

3.2.6.1.Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức các HĐTN cho HS để thu thập thông tin minh chứng cụ thể, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch qua đó kịp thời điều chỉnh, khen thưởng, phát huy thành tích, uốn nắn sai lệch đảm bảo hoạt động được thực hiện đầy đủ và có chất lượng.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng phải xây dựng tiêu chuẩn, cơ chế giám sát tổ chức HĐTN trên quy mô toàn trường, quy mô khối lớp và quy mô từng lớp, có chế tài xử lý nếu giáo viên, học sinh vi phạm những quy định chung về HĐTN cho học sinh.

Muốn đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cần thực hiện các nội dung sau:

- Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu tổ chức các HĐTN cho học sinh.

- Xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo tháng, học kỳ, năm của trường dựa trên chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT.

- Xác định chuẩn đánh giá dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ đạt được ở học sinh qua các loại hình và nội dung hoạt động.

- Xác định tiêu chí đánh giá và công cụ đo kết quả đạt được ở mỗi học sinh và tập thể học sinh.

- Hình thành bộ tiêu chí đánh giá thi đua cho từng chủ đề hoạt động theo khối lớp, toàn trường và phải được thống nhất trong ban lãnh đạo nhà trường, hội đồng sư phạm ngay từ đầu năm học;

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua. Tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.

93

- Thông báo kết quả đánh giá HĐTN của các lớp trước toàn trường và trong các cuộc họp GVCN.

Để thực hiện kiểm tra, đánh giá HĐTN hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau:

Xây dựng các tiêu chí đánh giá:

- Đánh giá HS và đánh giá kết quả HĐTN là công việc vô cùng quan trọng. Kết quả này giúp GV đánh giá đúng năng lực của HS, từ đó có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá nhân HS. HĐTN hết sức phong phú và đa dạng, bởi vậy khâu kiểm tra, đánh giá cũng khó khăn và phức tạp. Để quản lý tốt hoạt động này thì Hiệu trưởng phải tiến hành xây dựng các tiêu chí cho các năng lực cần đánh giá trong HĐTN.

- Các tiêu chí kiểm tra đánh giá phải được xây dựng dựa trên các năng lực đặc thù, ý thức trách nhiệm của GV và HS trong từng hoạt động, hiệu quả của công việc....

- Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng từ ý kiến của tập thể GV và HS trong trường, sau đó thống nhất thành các tiêu chuẩn để triển khai thực hiện trong toàn trường.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá:

Là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ, dựa theo các tiêu chuẩn mà hội đồng sư phạm nhà trường đã thông qua, qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch so với chuẩn.

- Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, người quản lý phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của nhà trường.

- Lực lượng kiểm tra: Muốn kiểm tra sát, đánh giá đúng cần có các lực lượng theo dõi thi đua, giám sát các HĐTN của học sinh. Lực lượng kiểm tra phải được tổ chức chặt chẽ từ khâu phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, sắp xếp thời gian trực, lịch trực, lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ.

- Cách kiểm tra: Kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác chuẩn bị, quá trình tổ chức cho hoạt động, kết quả của hoạt động, kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường, kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý giáo dục, kiểm tra định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất…

94

đánh giá công chức, viên chức hàng năm. Đối với HS sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá chủ yếu là động viên, khuyến khích HS về kết quả đạt được của phẩm chất, năng lực. Quản lý khâu kiểm tra đánh giá kết quả HĐTN cần quán triệt đặc điểm kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Thi đua, khen thưởng:

Thi đua, khen thưởng là đòn bẩy thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên nếu khen thưởng không đúng người, đúng việc thì sẽ phản tác dụng. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng tổ chức HĐTN cho học sinh, Hiệu trưởng cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua, thành lập ban thi đua để đánh giá thi đua của GV và HS toàn trường, tạo nên sự công bằng trong công tác thi đua.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng chuẩn, tiêu chí, thang đo tuân thủ theo quy định chung đảm bảo tính khoa học, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá là những người có năng lực quản lý, khách quan, có kỹ năng tổ chức tốt các HĐTN.

- Kết quả kiểm tra HĐTN phải được xử lý là công cụ đánh giá GV, đánh giá HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)