Thực trạng nội dung của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 62 - 64)

B. NỘI DUNG

2.3.3. Thực trạng nội dung của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung

học cơ sở

Để đánh giá thực trạng nội dung HĐTN cho học sinh ở trường THCS, tác giả tiến hành khảo CBQL,GV và thu được kết quả như sau:

52

Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các nội dung hoạt động trải nghiệm trường THCS

TT Nội dung Ý kiến đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Giáo dục đạo đức 67 74.4 20 22.3 3 3.3 2 Giáo dục kỹ năng sống 60 66.7 27 30.0 3 3.3 3 Giáo dục giá trị sống 44 48.9 38 42.2 8 8.9 4 Giáo dục trí tuệ 57 63.3 31 34.4 2 2.3 5 Giáo dục văn hóa, truyền thống 57 63.3 31 34.4 2 2.3 6 Giáo dục thẩm mĩ 53 58.9 36 40.0 1 1.1 7 Giáo dục thể chất 57 63.3 32 35.6 1 1.1 8 Giáo dục lao động 54 60.0 25 27.8 11 12.2 9 Giáo dục an toàn giao thông 53 58.9 32 35.6 5 5.5 10 Giáo dục môi trường 70 77.8 18 20.0 2 2.2

11 Giáo dục phòng chống ma túy,

HIV/AIDS và tệ nạn xã hội 57 63.3 31 34.4 2 2.3

Biểu đồ 2.4 Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các nội dung hoạt động trải nghiệm trường THCS

Số liệu bảng trên cho thấy ý kiến về các nội dung trên là rất khác nhau. Đa số ý kiến cần thiết và rất cần thiết (trên 85%); Song vẫn còn những ý kiến không cần

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

53

thiết (tỉ lệ từ 3.1 đến 12.2%). Qua phỏng vấn đề tài thu được những thông tin, ý kiến về nội dung của HĐTN không chỉ là đơn thuần mà nó bao hàm nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau. Quả đúng như vậy nội dung HĐTN là rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội. Các ý kiến đều cho rằng nội dung giáo dục trải nghiệm được tổ chức ở trường có tính thiết thực hướng tới giáo dục toàn diện cho học sinh và đang tiếp cận dần với cuộc sống thực tế, phần nào đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các em cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em có cơ hội vận dụng kiến thức và hiểu biết của mình vào cuộc sống thực tiễn. Song vẫn còn những hoạt động bị đánh giá là chưa tốt, sự hiện diện nội dung đó còn mờ nhạt, chưa đem lại hiệu quả giáo dục như giáo dục lao động, giáo dục giá trị sống, giáo dục an toàn giao thông… Điều này đòi hỏi nhà trường cần có biện pháp để tăng cường nhận thức cho đội ngũ CB, GV phụ trách nói riêng và các thành viên trong nhà trường nói chung về nội dung HĐTN, cũng như phải có biện pháp triển khai các nội dung giáo dục có chiều sâu hơn nữa, theo nhiều quy mô khác nhau, trú trọng phát huy lợi thế quy mô nhóm và quy mô lớp vừa đơn giản vừa đỡ tốn kém mất ít thời gian mà HS lại được hoạt động nhiều hơn.

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy: Các nội dung giáo dục HĐTN cho HS THCS ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang phù hợp với tình hình thực tế địa phương và không có bổ sung thêm nội dung giáo dục HĐTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)