Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 56 - 60)

B. NỘI DUNG

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về

hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở

2.3.1.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm qua trọng của hoạt động trải nghiệm trường trung học cơ sở

Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2018. Bên cạnh các môn học khác, hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn

46

liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam.

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường về HĐTN, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về tầm quan trọng của HĐTN, và thu được kết quả sau đây:

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của HĐTN trường THCS TT Mức độ quan trọng Số lượng Tỷ lệ % 1 Rất quan trọng 65 72.2 2 Quan trọng 19 21.1 3 Bình thường 06 6.7 4 Không quan trọng 00 0.0

Biểu đồ 2.1 Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của HĐTN trường THCS

Kết quả khảo sát bảng 2.1 cho thấy: Có 65 CB, GV (72.2%) cho rằng HĐTN là rất quan trọng 21.1% số được hỏi cho rằng quan trọng. Kết quả này cho thấy CB, GV các nhà trường đã có nhận thức tương đối tích cực về tầm quan trọng của HĐTN trong nhà trường và HĐTN đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn một số ít CB,GV cho rằng bình thường(6.7%) đây là vấn đề để các lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn.

Mức độ quan trọng(%)

Rất quan trọng(72.2%) Quan trọng(21.1%)

Bình thường(6.7%)

47

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động trải nghiệm trường trung học cơ sở

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về HĐTN tác giả tiến hành khảo sát 90 em học sinh ở cả 4 khối lớp. Kết quả thu được như sau:

a) Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trường trung học cơ sở

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi với các em: Em hãy cho biết mức độ quan trọng của HĐTN trong việc học tập ở trường THCS? Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của HS về mức độ quan trọng của HĐTN trường THCS TT Mức độ quan trọng Số lượng Tỷ lệ %

1 Rất quan trọng 49 54.4

2 Quan trọng 26 28.9

3 Bình thường 10 11.1

4 Không quan trọng 5 5.6

Biểu đồ 2.2 Kết quả khảo sát nhận thức HS về mức độ quan trọng của HĐTN trường THCS

Kết quả khảo sát bảng 2.2 cho thấy: Có 49 HS (54.4%) cho rằng HĐTN là rất quan trọng, 26 HS (28.9%) số được hỏi cho rằng quan trọng 10 HS (6.7%) số được hỏi cho rằng bình thường và 05 HS (5.6%) cho là không quan trọng. Kết quả này

Mức độ quan trọng(%)

Rất quan trọng(54.4%) Quan trọng(28.9%)

Bình thường(11.1%)

48

của HĐTN trong nhà trường và HĐTN đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn 10 HS (11.1%) cho là bình thường 05 HS (5.6%) cho là không quan trọng, điều này cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ HS chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HĐTN trong nhà trường THCS, các lãnh đạo nhà trường cần lưu ý để có giải pháp giúp HS có nhân thức tốt hơn về HĐTN ở nhà trường hiện nay.

b) Nhận thức của học sinh về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trường trung học cơ sở

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi với các em: Theo em, hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa như thế náo đối với học sinh THCS? Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của HS về ý nghĩa của HĐTN trường THCS T T Ý nghĩa Ý kiến đánh giá Rất tích cực Bình thường Không tích cực SL % SL % SL % 1 Giúp học sinh được trực tiếp tham gia và bày tỏ

quan điểm trong các hoạt động 75 83.3 10 11.1 5 5.6

2 Tạo cơ hội cho học sinh được tích lũy kinh

nghiệm thực tế cuộc sống 80 88.9 8 8.9 2 2.2 3 Rèn ý thức tự chủ cho học sinh 68 75.6 14 15.6 8 8.9 4 Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo 72 80.0 13 14.4 5 5.6 5 Hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm 81 90.0 9 10.0 0 0.0 6 Giúp phát triển thể chất 72 80.0 18 20.0 0 0.0 7 Rèn ý thức trách nhiệm, kỉ luật 68 75.6 18 20.0 4 4.4 8 Rèn cho học sinh thái độ chăm chỉ, yêu lao động 72 80.0 12 13.3 6 6.7 9 Khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm 74 82.2 11 12.2 5 5.6

Qua kết quả khảo sát ở trên ta nhận thấy: Đa số HS nhà trường có nhận thức khá tốt về ý nghĩa của HĐTN đối với bản thân, có hơn 75% ý đánh giá là rất tích cực. Tuy nhiên còn khá nhiều HS chưa nắm đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động này cụ thể: có 24.41% HS cho rằng nội dung: rèn luyện ý thức tự chủ và rèn ý thức trách nhiệm, kỉ luật cho học sinh có ý nghĩa bình thường và không tích cực; có 20.0% HS

49

cho rằng nội dung: phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, giúp phát triển thể chất và rèn cho học sinh thái độ chăm chỉ, yêu lao động có ý nghĩa bình thường và không tích cực,…Điều đó cho thấy rằng không phải toàn bộ HS đều có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của HĐTN đối với bản thân trong nhà trường hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường THCS thuộc huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)