Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 30)

9. Dàn ý chi tiết của đề tài

1.2.6. Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Trong một tổ chức, khoa học quản lý bàn đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực được đặt trong nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực và là một nội dung quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực.

Phát triển ĐNGV chính là cụ thể của phát triển nguồn nhân lực trong GD&ĐT. Phát triển ĐNGV là phát triển nhân lực sư phạm trong trường học, đó là quá trình thực hiện các nội dung về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường sư phạm thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của GV đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Trong nhà trường ĐNGV là lực lượng chủ yếu giữa vai trò quyết định trong thực hiện mục tiêu đào tạo. Vì vậy, chăm lo phát triển ĐNGV là nhiệm vụ trọng tâm, là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển toàn diện của nhà trường, phát triển ĐNGV có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực nói chung. Phát triển ĐNGV là tạo ra một đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, giới tính nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực giạng dạy và GD của nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD&ĐT

19

Cụ thể đối với cấp THPT, với vấn để số lượng ĐNGV cần phải căn cứ trên tỉ lệ HS/GV theo yêu cầu của trường THPT chuẩn Quốc gia; chất lượng phải hướng tới chuẩn trình độ, chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu của nhà trường và những yêu cầu đổi mới hội nhập quốc tế; cơ cấu phù hợp theo chuyên môn (môn học và vị trí công tác).

Theo đó phát triển ĐNGV THPT là làm cho ĐNGV biến đổi trở thành có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Sự phát triển ĐNGV chủ yếu thể hiện ở các mặt: Phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tuyển, số lượng ĐNGV, cơ cấu ĐNGV.

1.3. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 30)