9. Dàn ý chi tiết của đề tài
2.4.2. Thực trạng về hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên của trường
2.4.2.1. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên
Việc lập quy hoạch phát triển ĐNGV có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác nhân sự nhà trường, công tác này có ảnh hưởng đến chất lượng GD của nhà trường nói riêng và của ngành GD nói chung.
Qua phỏng vấn sâu về công tác quy hoạch ĐNGV của CBQL 4 trường THPT trên địa bàn huyện Mỹ Tú, tác giả nhận thấy việc thực hiện quy hoạch đã theo đúng trình tự, quy trình, hàng năm lãnh đạo các trường đã dự báo về nhu cầu số lượng GV của từng môn học, đảm bảo sự cân đối và hợp lý giữ các bộ môn trong tuyển dụng; không để tình trạng quá thiếu hoặc thừa GV ở các bộ môn và quy hoạch phát triển GD đã được Giám đốc sở GD&ĐT phê duyệt hàng năm.
Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV trong những năm qua chưa được các trường THPT ở huyện Mỹ Tú quan tâm đúng mức; việc lập kế hoạch phát triển ĐNGV chưa có sự chủ động và còn nhiều lúng túng, chưa có sự phân
57
công rõ trách nhiệm cho các lực lượng giáo dục và từng cá nhân của các nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, chưa đánh giá đúng thực trạng về ĐNGV và thực trạng quy hoạch phát triển GV trong thời gian qua. Chưa phân tích và làm rõ được những hạn chế yếu kém và nguyên nhân thực trạng; công tác dự báo phát triển GD có độ chính xác thấp; các biện pháp để xây dựng phát triển ĐNGV đưa ra còn chậm và chưa tạo được sự đột phá, tính khả thi không cao; việc lập quy hoạch phát triển ĐNGV còn nhiều bất cập và các trường hợp còn bị động từ khâu tuyển chọn, bố trí, sắp xếp ĐNGV, phương pháp tuyển còn nặng về hình thức.
Thực hiện văn bản chỉ đạo của Huyện ủy Mỹ Tú và của sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, các trường thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ GV dự nguồn làm cán bộ quản lý, xem đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cấp ủy chi bộ và ban giám hiệu nhà trường. Trên cơ sở đề nghị từ tổ chuyên môn và bỏ phiếu tín nhiệm của hội đồng sư phạm, Bí thư Chi bộ (Đảng bộ) và hiệu trưởng nhà trường trình Huyện ủy, sở GD&ĐT phê duyệt. Với 5 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch,lập kế hoạch phát triển ĐNGV THPT, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, lập kế hoạch và sử dụng đội ngũ giáo viên
Tiêu chí Khách thể khảo sát Mức độ đồng ý Giá trị TB 4 3 2 1
1. Xác định chiến lược quy hoạch và phát triển ĐNGV
CBQL 10 2 0 3,84
GV 144 20 0 3,88
2. Thăm dò dự báo nhu cầu đội ngũ GV của nhà trường
CBQL 10 2 0 3,81
GV 150 14 0 3,91
3. Xây dựng và công bố kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cho toàn thể nhà trường
CBQL 10 2 0 3,81
GV 128 17 19 3,67
4. Công bố nguồn lực thực thi kế hoạch phát triển ĐNGV
CBQL 9 3 0 3,77
GV 137 15 11 3,77
5. Công bố các biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
CBQL 10 2 0 3,84
58
Qua số liệu khảo sát đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch đội ngũ GV trường THPT ở huyện Mỹ Tú, có thể thấy rằng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV các THPT được các trường xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định mục tiêu quy hoạch phát triển đội ngũ GV, có công bố cho toàn thể nhà trường. Cả cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá ở mức “Tốt” về công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng.
Tuy nhiên, với số lượng tiêu chí được đánh giá khá, tốt từ x3.81 đến 91
. 3
x số người được hỏi, trung bình từ x3.67 đến x3.77. Điều đó cho thấy, công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV ở huyện Mỹ Tú còn một số hạn chế cần khắc phục ở khâu “công bố kế hoạch phát triển đội ngũ GV” và “ Công bố nguồn lực thực thi kế hoạch phát triển đội ngũ”.
Khi phỏng vấn về việc đóng góp ý kiến cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên của trường về mặt quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường tiểu học, ý kiến GV1, GV2, GV3 cho rằng: “Hiệu trưởng nhà trường không công bố cho toàn thể GV nắm kế hoạch phát triển đội ngũ GV của nhà trường. Kế hoạch hầu như chỉ có lập và gởi lên cấp trên khi cấp trên yêu cầu thực hiện công
tác quy hoạch, các GV cho rằng làm theo cách đối phó”. Ý kiến của GV4 cho rằng:
“Hiệu trưởng triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên và lắng nghe, ghi nhận ý kiến đề xuất của các tổ chuyên môn. Có nhiều GV của trường có năng lực
đã được cấp trên bổ nhiệm lên làm công tác quản lý”. GV4 cho rằng:”Công tác
quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên trường tuy có làm được nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do chưa có cách đánh giá năng lực chính xác cho giáo”
Những năm trước đây việc tuyển chọn và sử dụng giáo viên THPT ở các trường THPT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng chưa thực sự quan tâm đúng mức. Công tác tuyển dụng , bố trí GV thường theo cơ chế xin việc do đó dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu GV cục bộ.
Những năm gần đây ở tỉnh Sóc Trăng công tác tuyển chọn GV đã có nhiều đổi mới phần nào khắc phục được những nhược điểm của việc tuyển dụng GV. Sở GD&ĐT cải tiến nội dung hình thức tuyển viên chức bằng phương pháp thi tuyển.
59
Hàng năm trên cơ sở biên chế và kế hoạch phát triển quy mô trường, lớp, học sinh, nhu cầu về nhân sự của các đơn vị trực thuộc, đã có kế hoạch thực hiện công tác bố trí điều động thuyên chuyển GV nhằm điều hòa chất lượng GD cũng như hợp lý hóa địa bàn sinh sống và đơn vị công tác của GV.
Nhìn chung công tác tổ chức tuyển dụng, điều động thuyên chuyển viên chức mà sở GD&ĐT đã thực hiện trong những năm qua cũng mang nhiều thuận lợi cho các trường, đã thuyên chuyển bổ sung ĐNGV đáp ứng hoạt động dạy và học. Tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như tâm lý, hoàn cảnh GV không muốn đi xa, không muốn thay đổi…
Với 4 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ GV THPT, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên
Tiêu chí Khách thể khảo sát Mức độ đồng ý Giá trị TB 4 3 2 1
1.Xây dựng được kế hoạch tuyển dụng giáo viên
CBQL 9 3 0 3,77
GV 150 14 0 3,91
2.Thực hiện đúng quy trình tuyển dụng giáo viên
CBQL 9 3 0 3,77
GV 150 14 0 3,91
3.Xây dựng được tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên rõ ràng
CBQL 9 3 0 3,74
GV 128 17 19 3,67
4.Công khai quá trình tuyển dụng CBQL 9 3 0 3,74
GV 137 15 11 3,77
Khi phỏng vấn CBQL, HT1, HT2 cho biết rằng: “Trong những năm qua, công tác tuyển chọn GV là do Tỉnh thực hiện. Trong khi Nghị định 43-2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. Nhưng thực tế, các văn bản đã ban hành đến nay, các cơ quan quản lí nhà nước chưa giao quyền cho hiệu trưởng được phép tuyển chọn GV theo đúng vị trí việc làm của trường đang
60
cần. Vì vậy, các trường vẫn chịu sự chi phối quyền hạn về công tác tuyển chọn GV hằng năm mà chỉ được giao quyền sử dụng lao động, dẫn đến tình trạng GV chỉ đáp ứng nhu cầu về số lượng, chưa chú trọng về chất lượng đội ngũ GV. Các trường chỉ báo cáo số lượng GV cần trong năm học mới khi có thông báo của phòng Tổ chức
vào đầu năm học mới.”. Ý kiến của HT3: “ Từ năm 2015 đến nay Tỉnh không tuyển
biên chế mới do thừa thiếu cục bộ nên UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt việc luân chuyển giao viên từ nơi thừa đến nơi thiếu đảm bảo đến năm 2020 không còn tình trạng thừa thiếu cục bộ. Điều này ảnh hưởng đến việc chủ động trong tuyển chọn GV đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu GV; ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh và tâm lý của phụ huynh, học sinh khi trường phải thay đổi GV”.
2.4.2.2.. Thực trạng về công tác bố trí, sử dụng giáo viên
Qua phiếu khảo sát của CBQL và GV của 4 trường THPT ở huyện Mỹ Tú chúng tôi tổng hợp bảng dưới đây như sau:
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên
Tiêu chí Khách thể khảo sát Mức độ đồng ý Giá trị TB 4 3 2 1 1.Lập kế hoạch bố trí, sử dụng ĐNGV đảm bảo được chất lượng giáo dục và quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của GV CBQL 9 3 0 3,77 GV 144 20 0 3,88 2.Thành lập hội đồng xét chọn bố trí, sử dụng đội ngũ GV CBQL 10 2 0 3,84 GV 150 14 0 3,91
3. Họp hội đồng thảo luận thực thi việc bố trí, phân công công tác bố trí, sử dụng đội ngũ GV
CBQL 9 3 0 3,77
GV 128 17 19 3,67
4. Kiểm tra, đánh giá công tác bố trí, phân công đội ngũ GV
CBQL 9 3 0 3,77
61
Xem xét kết quả đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng, số liệu khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy: Hoạt động “Bố trí GV đảm bảo được chất lượng giáo dục và quan tâm đến hoàn cảnh nguyện vọng của GV” và “Đảm bảo tính khoa học, phân công công việc theo đúng chuyên môn đào tạo”. Có thể nói, trong cả 4 tiêu chí đánh giá về công tác bố trí, sử dụng GV của hiệu trưởng, tất cả các khách thể nghiên cứu đều đánh giá ở mức tốt các hoạt động của hiệu trưởng.
Ngoài ra khi phỏng vấn hai GV1, GV2, hai giáo viên đều cho rằng: “Việc bố trí, sử dụng GV ở trường cơ bản theo đúng chuyên ngành, một số trường đã mạnh dạn bố trí, sử dụng những GV trẻ có năng lực, có ý thức phấn đấu vươn lên, có tinh thần trách nhiệm với công việc đảm nhiệm vào những vị trí quan trọng như tổ trưởng chuyên môn, chủ nhiệm lớp, dạy các lớp cuối cấp, bồi dưỡng HS giỏi… Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn có những GV được phân công chưa thật sự đúng chuyên môn chính đào tạo. Đối với các hoạt động giáo dục ngoài giờ, GD hướng nghiệp đa số phân công cho GV chủ nhiệm, bí thư đoàn trường phụ trách; Phân công GV không có sự thay đổi ở các khối lớp, có những GV được phân công giảng dạy vượt số tiết quy định do GV cùng môn phải đi học, hộ sản…”
Cho nên thực trạng trên đã đặt ra cho các cấp quản lý nhà trường cần phải xúc tiến hơn nữa đến vấn đề xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đồng thời, thực hiện tốt việc phân công GV có trình độ chuyên môn, thâm niên giảng dạy và tay nghề cao trực tiếp dìu dắt, giúp đỡ GV trẻ, đồng thời cũng phát huy lực lượng GV trẻ, tạo điều kiện để các GV hỗ trợ lẫn nhau, phải biết sử dụng đúng người, đúng việc như vậy mới nâng cao chất lượng giảng dạy và GD của nhà trường.
2.4.2.3. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Qua phiếu khảo sát của CBQL và GV của 4 trường THPT ở huyện Mỹ Tú chúng tôi đã tổng hợp bảng dưới đây như sau:
62
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Tiêu chí Khách thể khảo sát Mức độ đồng ý Giá trị TB 4 3 2 1 1. Xác định nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV phù hợp, khả thi
CBQL 10 2 3,83
GV 145 19 3,88
2. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV thường xuyên theo định kỳ
CBQL 11 1 3,92
GV 150 14 3,91
3. Đội ngũ GV hiểu được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBQL 11 1 3,92
GV 150 14 3,91
4. Xây dựng quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV có tính khả thi
CBQL 9 3 3,75
GV 140 15 9 3,80
5. Cử giáo viên tham gia các khóa học bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị,.
CBQL 10 2 3,83
GV 148 12 4 3,88
6. Xây dựng chính sách khuyến khích giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng
CBQL 11 1 3,92
GV 155 9 3,95
7. Sử dụng hợp lý GV sau khi họ kết thúc khóa học bồi dưỡng hoặc đào tạo
CBQL 10 2 3,83
GV 145 19 3,88
8. Định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng GV
CBQL 11 1 3,92
GV 140 20 4 3,83
Dựa vào bảng 2.16, mức độ đánh giá tiêu chí của CBQL và giáo viên đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ta nhận thất trong 8 tiêu chí về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV tại đơn vị đều được CBQL và GV đánh giá ở mức độ điểm trung
63
khích giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng”, tiêu chí được đánh giá thấp nhất là tiêu chí 4 “Xây dựng quy trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV có tính khả thi”. Ngoài ra tác giả đã phỏng HT1, PHT1 và GV1, GV2 từ đó chúng ta có thể nhận thấy:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV THPT ở các trường toàn tỉnh trong những năm qua đã được lãnh đạo Sở GD&ĐT, HT các trường quan tâm và đã thực hiện với nhiều nội dung, nhiều hình thức khác nhau như bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng chuẩn, bồi dưỡng thay sách giáo khoa, BDTX, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các cấp quản lý từ sở đến trường.
Hằng năm vào những dịp hè, sở GD&ĐT phối hợp với các trường đại học tổ chức thực hiện công tác BDTX cho GV THPT. Ngoài nội dung bồi dưỡng các chuyên đề thiết thực qua các chu kỳ BDTX do bộ GD&ĐT hướng dẫn thì ĐNGV THPT còn được bổ sung kiến thức phổ thông về tình hình chính trị, thời sự trong và ngoài nước. Qua các đợt bồi dưỡng GV có kiến thức bộ môn sâu hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nhìn chung công tác bồi dưỡng GV đã được các cấp QLGD chỉ đạo và quan tâm, công tác tổ chức triển khai bồi dưỡng được tổ chức với nhiều hình thức, tuy nhiên trong quá trình bồi dưỡng ĐNGV THPT trong toàn tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
- Về mặt nhận thức: Vẫn còn một số CBQL, GV chưa nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng. Do đó không quan tâm, chú trọng đến công tác này, nhiều GV chỉ tham gia bồi dưỡng để có được chứng chỉ công nhận là đã qua lớp bồi dưỡng, ý thức học tập và tự trau dồi chuyên môn còn yếu, không giành thời gian nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, bài soạn chỉ dựa vào SGK và sách GV…
- Hình thức BD: Chủ yếu là các ngày nghỉ trong hè, phương pháp BD chủ yếu là thuyết trình, chưa gắn nội dung BD với thực hành soạn giáo án, lên lớp khiến cho người học thấy nghiên về lý thuyết hàn lâm nên hiệu quả thấp. Bồi dưỡng ở trường, các tổ chuyên môn thông qua báo cáo chuyên đề, đề tài khoa học, sáng kiến giải pháp chỉ nhằm mục đích phong trào, nội dung rất đơn giản, việc tổ chức tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế.
64
- Về nội dung BD: Chương trình BD có những chuyên đề, các phần của chuyên đề chưa lợp lý, chưa gắn với GD phổ thông, chưa phù hợp với đối tượng BD. Nội dung BD còn nghèo nàn chưa đi sâu vào PPDH cụ thể của từng môn học,