Những mặc yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 84 - 86)

9. Dàn ý chi tiết của đề tài

2.6.2. Những mặc yếu

Qua phiếu khảo sát của GV 4 trường THPT ở huyện Mỹ Tú, chúng tôi đã tổng hợp bảng dưới đây như sau:

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát ý kiến nhận xét điểm yếu của ĐNGV

TT Mặt hạn chế Đồng ý Không

đồng ý

1 Kiến thức về tin học, ngoại ngữ 155 94.5%

9 5.5% 2 Kiến thức sử dụng phương tiện nghe nhìn 100

61.0%

64 39.0% 3 Lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục

học sinh

122 74.4%

42 25.6% 4 Tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính

tích cực, sáng tạo của học sinh

136 82.9%

28 17.1% 5 Làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học 98

59.8%

66 40.2% 6 Hướng dẫn học sinh khả năng tự học, tự giải

quyết vấn đề

120 73.2%

44 26.8% 7 Hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện chương

trình, kế hoạch giáo dục THPT;

150 91.5%

14 8.5%

74

Qua bảng 2.21 chúng ta thấy được một số mặt hạn chế của đơn vị mình công tác đều thống nhất cao với 7 tiêu chí trên, ngoài ra chúng ta còn thầy ĐNGV còn một số hạn chế như sau:

Một bộ phận GV chưa tích cực đổi mới PPGD, còn xảy ra tình trạng theo lối đọc chép.

Nhìn chung ĐNGV THPT của 4 trường vừa thừa thiếu cục bộ và lại vừa yếu. Hầu hết các trường còn thiếu GV ngoại ngữ đạt chuẩn theo khung 6 bậc của Châu Âu, đặc biệt trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa thiếu GV Anh văn trầm trọng (26 lớp chỉ có 02 GV), thiếu môn công nghệ.

Số GV đào tạo hệ tại chức chiếm tỉ lệ rất cao (tỉ lệ trên 60%) phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng GD của các trường.

Chất lượng GV không đồng đều giữa các trường, giữa các bộ môn. Một bộ phận GV bị ảnh hưởng bởi đời sống kinh tế khó khăn nên việc trau dồi, rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cũng bị hạn chế.

Công tác nghiên cứu khoa học của các trường chưa được chú trọng, chủ yếu để thi đua, chưa mang lại hiệu quả cao.

Mặc dù đã có cơ chế phân cấp quản lý trong tuyển dụng, sử dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển ĐNGV của các trường THPT nhưng việc phân cấp này chưa triệt để giữa Sở GD&ĐT và trường. Các trường chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Việc tuyển dụng, thuyên chuyển, bố trí và sử dụng ĐNGV chưa gắn bó chặt chẽ với nhau dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu trong cơ cấu đội ngũ.

Cơ sở vật chất các trường THPT ở huyện Mỹ Tú chưa đảm bảo, còn khó khăn (còn thiết phòng chức năng, trang thiết bị) cần được sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của các cấp, các ngành để đáp ứng với công cuộc đổi mới GD.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và nâng cao chất lượng ĐNGV nhằm nâng cao chất lượng GD. Tuy nhiên, hình thức đào tạo bồi dưỡng lại chưa đa dạng, chưa thật sự mang lại hiệu quả. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng trong một bộ phận GV còn hạn chế, PPDH còn chậm đổi

75

mới, chất lượng các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề còn nhiều hạn chế, bất cập, còn nặng lý thuyết và hình thức.

Việc đổi mới PPGD, sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, rèn luyện kỹ năng, phương pháp tư duy độc lập sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh của nhiều GV còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ, tin học ở một số bộ phận GV cò hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ.

Công tác tự đánh giá của GV; đánh giá, xếp loại GV của tổ trưởng, của HT theo chuẩn nghề nghiệp chưa thật sự chính xác, khoa học, đều tay, còn né tránh, nể nang, còn tình trạng đánh giá cao hơn so với thực tế.

Công tác hiểm tra, đánh giá bồi dưỡng GV còn hạn chế. Việc BDTX chưa được thường xuyên theo yêu cầu kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 84 - 86)