Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 91 - 92)

9. Dàn ý chi tiết của đề tài

3.1.2. Cơ sở lý luận

Phát triển ĐNGV ở đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường THPT ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Chỉ tiêu đến năm 2020 là: 100% giáo viên đạt “ khá trở lên” về chuẩn nghề nghiệp , Sử dụng khá tốt tin học văn phòng; 10% sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, học tập, giao lưu.

Đầu tư xây dựng ĐNGV trong các trường THPT ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng theo hướng nâng tỷ lệ có trình độ Thạc sĩ, Đại học.

Theo Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 11-7-2012 của Tỉnh ủy Sóc Trăng về phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020.“Đến năm 2020, có ít nhất 50% giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng trở lên; 100% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên; 100% giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học trở lên; 30% giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp có trình độ thạc

sĩ trở lên”.

Sự nghiệp giáo dục ở nước ta được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốc sách hàng đầu”,“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[27].

Thấm nhuần và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và vai trò người thầy giáo: “Không có thầy thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa” [10]; trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động các cuộc vận động, điển hình là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với mục đích tạo sự mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và trong cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo

81

đức nghề nghiệp, thường xuyên tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục.

Đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ tịch đã từng nói "Không có thầy thì không có giáo dục" [10]. Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục.

Đội ngũ giáo viên luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng thành hiện thực. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và CBQL giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”[02]. Do vậy, muốn phát triển giáo dục đào tạo điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Trong nhà trường phổ thông, việc phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng ngày càng cao phải được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông là yếu tố mang tính chiến lược để có một nền giáo dục phổ thông đáp ứng tầm cao của yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cũng như bồi dưỡng nhân tài trong quá trình nâng cao dân trí. Trong xu thế học suốt đời và xây dựng xã hội học tập, vai trò của người giáo viên phổ thông càng quan trọng và nặng nề. Để có được một đội ngũ có vai trò trọng trách như vậy, cần hết sức coi trọng việc xác định các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 91 - 92)