Tầm quan trọng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 35 - 37)

9. Dàn ý chi tiết của đề tài

1.4.1. Tầm quan trọng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được đẩy mạnh, việc đặt ra những yêu cầu đổi mới về vai trò của đội ngũ nhà giáo ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt khi mục tiêu giáo dục là hình thành nhân cách và phát triển các năng lực cá nhân cho người học.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” [33]. Mục tiêu của Đề

án nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay.

Chủ thể quản lý phát triển ĐNGV THPT tùy theo cấp độ, phạm vi của cả nước, các tỉnh, địa phương và của từng trường THPT mà có những chức năng,

25

nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Các chủ thể đó là Chính phủ; Bộ GD & ĐT, các Bộ ngành liên quan; UBND các Tỉnh, thành phố trực thuộc TW; các trường đại học đào tạo GV THPT; HT các trường THPT….

Với các cấp quản lý, các chủ thể quản lí có chức năng, nhiệm vụ, cũng như thẩm quyền xác định trong quá trình quản lý.

Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành liên ngành: Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển GD THPT ở phạm vi cả nước; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chương trình GD THPT; ban hành quy chế, các quy định về chương trình, định mức chế độ; định hướng phát triển xây dựng ĐNGV THPT; các tiêu chuẩn/ chuẩn về sách giáo khoa, về nhà giáo, về đầu tư cơ sở vật chất-kỹ thuật; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, chính sách, các qui định đã ban hành…

UBND các Tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trường lớp THPT, ĐNGV THPT; xây dựng và triển khai các đề án phát triển ĐNGV; đảm bảo các điều kiện về ĐNGV, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường; xây dựng các chính sách hỗ trợ cho ĐNGV THPT; ban hành chính sách tuyển dụng GV THPT; đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD của các trường THPT…

Sở GD&ĐT thực hiện chức năng chuyên môn giúp UBND Tỉnh quản lý GD&ĐT trên địa bàn Tỉnh; Công tác chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THPT, phân công, điều chuyển GV; đánh giá ĐNGV; phối hợp với các trường đại học có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV…

Các trường đại học sư phạm, các khoa sư phạm trong các trường đại học đào tạo GV: có kế hoạch tuyển sinh theo yêu cầu và khả năng đào tạo, xây dựng phát triển chương trình đào tạo; tổ chức đào tạo; đổi mới; biên soạn PPDH, giáo trình, tài liệu giảng dạy; gắn nghiên cứu khoa học với giảng dạy; gắn kết với các trường THPT trong quá trình đào tạo.

HT các trường THPT: Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách GD thông qua việc thực hiện mục tiêu, nội dung GD và bảo đảm các quy chế chuyên môn; quản lý ĐNGV, cơ sở vật chất, tài chính…theo các quy định chung; thực hiện kiểm tra nội bộ; bảo đảm trật tự, kỷ cương trong nhà trường; điều hành các hoạt động nhà trường theo

26

điều lệ của nhà trường và giám sát sự tuân thủ của điều lệ đó; sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá ĐNGV THPT; thực hiện các chức năng quản lý về phát triển ĐNGV [34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 35 - 37)