Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 81 - 83)

9. Dàn ý chi tiết của đề tài

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học

phổ thông.

Trên thực tế, trong những năm qua các nhà trường đã đạt được một số kết quả nhất định về công tác này. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu tiên dành cho ĐNGV nhà trường. Lãnh đạo các nhà trường đã tham mưu với Lãnh đạo địa phương để bổ sung các chế độ khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và tham mưu xây dựng các chính sách ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và kinh phí hoạt động. Tuy nhiên chính sách này chưa phù hợp, chưa đủ mạnh để động viên khích lệ ĐNGV toàn tâm với sự nghiệp giáo dục, chưa tạo ra cho họ một môi trường làm

71

việc thuận lợi nhất để dâng hiến hết sức mình. Ngoài ra chúng ta còn thấy một số yếu tố ảnh hưởng sau:

2.5.1. Yếu tố khách quan

Sự phát triển của khoa học, công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, sự thay đổi mở rộng về vai trò, chức năng của GV… trong bối cảnh hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội và những khó khăn, thách thức cho công tác phát triển ĐNGV.

Ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, khiến cho một bộ phận ĐNGV vì quá ham lợi ích vật chất mà đánh mất phẩm chất đạo đứ, làm mòn những nét đẹp về lương tâm nghề giáo và truyền thống tôn sư, trọng đạo của dân tộc.

Hệ thống văn bản pháp luật cũng như quy chuẩn về số lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo được xây dựng khá chi tiết, nhưng tác dụng điều chỉnh đối với nhà giáo lại kém hiệu quả.

Phỏng vấn HT8 cho rằng:”Áp lực của xã hội đặt gánh quá nặng cho hình mẫu của người giáo viên, phải có đủ cả tài lẫn đức; sự tác động của kinh tế thị trường làm cho một bộ phận đội ngũ giáo viên chưa thật sự tập trung công tác”.

2.5.2. Yếu tố chủ quan

Do dự báo thiếu sát thực dẫn đến tình trạng thừa, thiếu cục bộ, sinh viên giỏi ra trường không có việc làm…

Một bộ phận giáo viên luôn cho rằng: “ Thầy là cha mẹ” và Thầy, cô luôn luôn đúng nên chưa mẫu mực trong phẩm chất, đạo đức, luôn hành xử theo cảm tính cá nhân; chưa hết lòng với HS. Điều đó có thể nhận ra trong tinh thần trách nhiệm của GV đối với công việc của mình. Có nhiều lúc GV chưa thật sự tôn trọng HS, chưa khoan dung, vị tha đối với HS mà còn tỏ ra thờ ơ, vô cảm.

Từ đó cho thấy cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ĐNGV tại các trường THPT ở huyện Mỹ Tú.

Phỏng vấn HT1 cho rằng:” Chế độ lương bổng còn thấp, giáo viên trẻ không an tâm công tác; chưa có chế độ trả lương theo năng lực, giáo viên sẽ không nhiệt tình công tác; chưa có cơ chế, chuẩn đánh giá đúng năng lực của giáo viên; chất lượng các trường sư phạm còn thấp. HT8 thì nói:”Sự đổi mới của giáo dục đòi hỏi

72

ngày càng cao mà năng lực của người giáo viên thì có hạn. Đôi khi không đáp ứng kịp sự đổi mới đó; một bộ phận đội ngũ giáo viên còn thiếu ý thức cầu tiến….”

Qua nghiên cứu cũng như ý kiến trả lời (thông qua phiếu hỏi) và phỏng vấn trực tiếp Hiệu trưởng và giáo viên của 4 trường THPT, chúng ta có thể đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giáo viên và phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng như sau:

2.6. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 81 - 83)