Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 41)

9. Dàn ý chi tiết của đề tài

1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Công tác qui hoạch phát triển ĐNGV THPT đáp ứng nghề nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo việc xây dựng được ĐNGV đáp ứng được mục tiêu

xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo

chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu...” [02]; đồng thời, qua đó bồi dưỡng

được những GV đầu đàn. Khi xây dựng qui hoạch cần bám sát và thể hiện từ những đặc trưng của ĐNGV.

1.4.2.1. Lập kế hoạch phát triển ĐNGV trung học phổ thông

Lập kế hoạch là nội dung quan trọng trong công tác phát triển ĐNGV THPT. Lập kế hoạch phát triển ĐNGV THPT là nhằm đảm bảo cho ĐNGV THPT phát triển theo hướng đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng.

Để kế hoạch phát triển ĐNGV THPT có tính khả thi cao khi xây dựng kế hoạch Hiệu trưởng phải: Xác định được mục tiêu phát triển ĐNGV THPT của nhà trường trong từng giai đoạn căn cứ vào chiến lược phát triển của nhà trường, căn cứ vào các điều kiện thực tế của trường và các yếu tố bên ngoài như nhu cầu nguồn nhân lực, tình hình KT-XH; Khảo sát và đánh giá thực trạng ĐNGV THPT của nhà trường; Dự báo nhu cầu về ĐNGV THPT về số lượng, cơ cấu, trình độ; Lập kế hoạch phát triển ĐNGV THPT Bên cạnh đó cũng phải dự kiến được các nguồn lực thực thi kế hoạch, các biện pháp thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Ngoài việc lập quy hoạch đội ngũ, công tác phát triển ĐNGV THPT cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ hiện có. Bởi vì, sử dụng không hợp lý sẽ làm cho việc phát huy khả năng của đội ngũ trở nên kém hiệu quả, sẽ không phát huy được sức mạnh vốn có, những khả năng tiềm ẩn của từng GV THPT.

1.4.2.2. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên trung học thông

Muốn đẩy mạnh quá trình phát triển ĐNGV theo hướng vừa đảm bảo về mặt số lượng, hợp lý, đồng bộ, cân đối về cơ cấu và mạnh về chất lượng , cần phải chú trọng, quan tâm đúng mức đến công tác tuyển dụng ĐNGV.

27

Tuyển dụng GV cần phải tiến hành theo đúng quy trình của công tác quản lý nhân sự từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra. Đồng thời phải căn cứ vào các văn bản pháp lý, phải tuân thủ những nguyên tắc, quy trình yêu cầu trong việc tuyển dụng…

Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tuyển chọn mang tính chiến lược nhằm tuyển chọn được một ĐNGV vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa đảm bảo định hướng phát triển lâu dài của GD&ĐT; đối với GV được tuyển chọn phải nằm trong kế hoạch, chỉ tiêu biên chế tuyển dụng hàng năm; chỉ tuyển chọn những GV thực sự có nhu cầu, có tâm huyết với công việc và gắn bó với nghề nghiệp; cần có cơ chế chính sách đãi ngộ để thu hút GV giỏi, sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm có kết quả cao.

1.4.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lãnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào sự

phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài người” [36].

Đào tạo giáo viên là một quá trình từ khi ban đầu cho đến liên tục về sau, bao gồm cả đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ, đào tạo cách dạy và cách học; đào tạo cả nghiên cứu khoa học.

Theo từ điển giáo dục, bồi dưỡng là “Trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực cụ thể. Thí

dụ: bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…’’[36].

Bồi dưỡng làm tăng thêm trình độ hiện có của ĐNGV (cả phẩm chất, năng lực, sức

khỏe) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Bồi dưỡng không đòi hỏi chặt chẽ,

chính qui như đào tạo và được thực hiện trong thời gian ngắn” [22]. Bồi dưỡng giáo

viên là “ quá trình đào tạo bổ sung nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực sư phạm của giáo viên. Bồi dưỡng GV được coi là hoạt động đào tạo lại, giúp giáo viên cập nhật được những kiến thức khoa học chuyên ngành, những phương pháp

28

mới, tiếp thu các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến, để từ đó nâng cao thêm trình độ

chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm” [36]. “ Bồi dưỡng giáo viên được xem là việc đào

tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp” [23].

Trong GD, bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo không chính qui. Về bản chất, bồi dưỡng là một con đường của đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV đòi hỏi phải kết hợp tính chất đào tạo với tính chất bồi dưỡng trong một quá trình sư phạm tổng thể; trong bồi dưỡng có tính chất đào tạo và trong đào tạo có tính chất bồi dưỡng.

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường, là điều kiện quyết định để nhà trường đứng vững, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD và phát triển trong môi trường cạnh tranh.

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo sư thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.

Khi tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân sự, các nhà quản lý nhân sự cần thực hiện tốt nguyên tắc, lựa chọn nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện của nhà trường để đạt được hiệu quả cao nhất.

Để có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; Lựa chọn đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng và người quản lý; Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; Lựa chọn báo cáo viên; Dự trù kinh phí; Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo bồi dưỡng; Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chỉ thật sự mang lại hiệu quả cao khi nó trở thành nhu cầu và có sự tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, GV, nhân viên.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Kiểm tra ĐNGV là quá trình thu thập và phân tích thông tin về từng con người cụ thể, cũng như cả ĐNGV nhằm hiểu rõ về những đối tượng này một cách

29

khách quan trên tinh thần dân chủ. Thông qua chức năng kiểm tra giúp cho chủ thể quản lý điều khiển tối ưu quá trình phát triển đội ngũ.

Đánh giá ĐNGV là một quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV về mục tiêu, chỉ tiêu, nó bao hàm sự mô tả định tính và định lượng các kết quả đạt được thông qua những nhận xét so sánh với mục tiêu.

Qua kiểm tra, đánh giá có thể xếp loại được ĐNGV một cách khách quan, chính xác và qua đó xác lập được định hướng phát triển ĐNGV tương lai. Để thực hiện tốt công việc này chủ thể quản lý cần thực hiện các nội dung sau: Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo đúng kế hoạch chung đã xác định; Kiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện:

+ Đề xuất việc tuyển dụng, luân chuyển; + Đào tạo, bồi dưỡng;

+ Thực hiện chính sách cán bộ.

1.4.3.5. Thực hiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên

Chính sách đãi ngộ là những hành vi ứng xử của chủ thể quản lý đối với nhóm người nhất định thông qua nhiều biện pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu đã định. Chính sách đãi ngộ có hai dạng: Tinh thần và vật chất với mục đích tạo điều kiện về mọi mặt và tạo động lực để chủ thể quàn lý hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, đồng thời thu hút người có năng lực về tổ chức của mình.

Theo đó chính sách đãi ngộ GV là những chế độ của Nhà nước, của địa phương và của ngành GD như phụ cấp ưu đãi công tác vùng khó khăn, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đối với người có trình độ cao… khen tặng những nhà giáo cống hiến cho ngành, cộng đồng như danh hiệu, kỷ niệm chương…

Để quản lý tốt và có hiệu quả trong sử dụng ĐNGV, các nhà QLGD phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển có hiệu quả đó. Đãi ngộ liên quan đến quyết định lương, phúc lợi và là một trong những yếu tố quan trọng chi phối trong quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, GV. Nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với công việc.

30

Để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giáo viên cần quan tâm đến một số nội dung dưới đây:

- Xây dựng chính sách đãi ngộ GV phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;

- Huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ hiệu quả đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV;

- Các chính sách đãi ngộ cần được: Duy trì thường xuyên; Đúng đối tượng; Đúng thời điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 41)