Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 45)

9. Dàn ý chi tiết của đề tài

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Uy tín, thương hiệu của cơ sở giáo dục

Uy tín, thương hiệu được các nhà trường quan tâm xây dựng. Uy tín càng lớn, mạnh càng thu hút GV, đặc biệt là GV có năng lực và tâm huyết cống hiến. Từ đó, công tác phát triển ĐNGV cũng thuận lợi. Tất cả GV đều muốn công tác trong một tổ chức có uy tín, thương hiệu, được xã hội công nhận và nhiều người biết đến, đồng thời bản thân G V cũng lo sợ khi phải rời khỏi tổ chức đó nếu không đáp ứng yêu cầu. Khi nhà trường có thương hiệu thì mối liên hệ giữa GV và nhà trường càng gắn bó, công tác quản lí GV cũng thuận lợi hơn. Mặt khác, uy tín và thương hiệu nhà trường sẽ giúp nhà trường có ưu thế trong công tác tuyển sinh góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ GV được thực hiện tốt hơn. Đây là động lực khiến GV gắn bó với nhà trường, hết lòng, hết sức xây dựng nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển ĐNGV.

- Môi trường sư phạm

Hiện nay, nước ta đang tích cực đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, triển khai các phong trào thi đua, trong đó rất quan tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn. Môi trường sư phạm có ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển ĐNGV của nhà trường, nó tác động đến tình cảm, lí trí và hành vi của các thành viên trong nhà trường. Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ gắn kết các thành viên, thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường, nhất là phát triển ĐNGV.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục

Những năm gần đây, nhận thức được vai trò của cán bộ QLGD, toàn ngành đã rất quan tâm xây dựng đội ngũ này. Đội ngũ cán bộ QLGD có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí nhà trường nói chung, phát triển ĐNGV nói riêng. Để nâng cao chất lượng ĐNGV, tạo môi trường giáo dục tốt, CBQL giáo dục nhà trường là những người đầu đàn, nòng cốt trong các hoạt động, nắm chắc và hiểu sâu sắc điều kiện nhà trường, mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp

32

giáo dục, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả, là trung tâm của sự đoàn kết, thu hút ĐNGV, được đồng nghiệp đánh giá cao. Trách nhiệm chính của việc phát triển ĐNGV thuộc về cán bộ QLGD. Do vậy, đội ngũ cán bộ QLGD có tác động lớn đến phát triển ĐNGV các nhà trường.

- Bộ máy quản lí

Bộ máy quản lí nhà trường phải có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng bộ máy quản lí hợp lí sẽ có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nhà trường, trong đó có công tác phát triển ĐNGV.

- Trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên

Bất kì công việc nào, để thực hiện thành công, trước hết những người thực hiện công việc phải thực hiện đúng công việc mà mình sẽ thực hiện . Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức của GV góp phần rất lớn trong việc phát triển ĐNGV. Phát huy năng lực, thế mạnh của GV trong giảng dạy, giáo dục và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời góp phần quan trọng trong công tác phát triển ĐNGV. Những năm gần đây, trong thực tiễn giáo dục nước ta xuất hiện một số nhân tố mới, mở ra khả năng thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước. Điều rất đáng mừng là những nhân tố đó cũng phù hợp với xu thế khu vực và thế giới.

33

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa một số ấn đề lý luận của phát triển ĐNGV THPT. Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, xác định những yêu cầu phát triển ĐNGV THPT, tác giả đã xác định nội dung phát triển ĐNGV THPT nhằm đáp ứng đổi mới GD, chuẩn nghề nghiệp GV THPT là cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc khảo sát thực trạng ĐNGV THPT và đồng thời trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV THPT.

Cụ thể luận văn đã đề cập tới một số vấn đề sau đây về phương pháp luận nghiên cứu:

- Phát triển ĐNGV THPT đáp ứng chuẩn nghề nghiệp là con đường tác động của quản lý nhằm làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ, nâng chuẩn nghề nghiệp để ĐNGV THPT vững vàng về phẩm chất chính trị và đạo đức, về trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm, về nhân cách nghề nghiệp,… Phát triển ĐNGV THPT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

- Các khái niệm, nội dung, các quan điểm, vị trí, vai trò về ĐNGV THPT cũng như các quy định về chuẩn nghề nghiệp GV THPT và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phát triển ĐNGV được nêu ra ở chương 1 sẽ là cơ sở khoa học để tác giả khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển ĐNGV THPT ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng nói riêng và các trường THPT trong toàn quốc nói chung đáp ứng yêu cầu đổi mới GD, góp phần thúc đẩy chất lượng GD&ĐT.

34

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 45)