Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 42 - 44)

B. NỘI DUNG

1.5.1. Yếu tố khách quan

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ góp phần làm nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng hiệu quả hơn. Các nghị quyết, văn kiện đại hội

32

của đảng và các cấp về công tác giáo dục như Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu “tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện….” [2]. Từ đó đòi hỏi ĐNGV phải tự học tập nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Sự phát triển của kinh tế - xã hội kéo theo sự phát triển của đời sống xã hội, sự phát triển trong nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân từ đó nâng dần sự quan tâm của cộng đồng đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trong đó có sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương; thông qua đó các đơn vị trường học được hỗ trợ, đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất, … hỗ trợ cho giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào giảng dạy, tạo động lực để giáo viên phát huy năng lực góp phần phát triển nền giáo dục địa phương.

Song song đó môi trường sư phạm trong nhà trường cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ; việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn sẽ tác động đến tình cảm và hành vi của các thành viên trong nhà trường; bầu không khí làm việc tốt môi trường làm việc an toàn sẽ gắn kết các thành viên, thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường nhất là công tác phát triển đội ngũ.

Các văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách, các qui định chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu kịp thời, chưa mang tính lâu dài nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ.

Trình độ nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh trong công tác phối hợp với giáo viên, còn phó mặt cho nhà trường trong việc giáo dục trẻ;

33

mặt bằng kiến thức giữa học sinh vùng nông thôn và thành thị không cân bằng, giáo viên phải dành nhiều thời gian để bồi dưỡng thêm cho các em, còn thời gian tự nghiên cứu của giáo viên bị hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 42 - 44)