Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 46)

B. NỘI DUNG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

Thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang và nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hậu Giang. Địa giới hành chính:

- Phía Đông giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang). - Phía Tây giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang). - Phía Nam giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang).

- Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang).

36

Thành phố nằm trên các trục tuyến giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, và với đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ. Với vai trò là đô thị trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, nằm ở giữa tứ giác tăng trưởng Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang.

Thành phố Vị Thanh có diện tích 11.886,42 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9.740 ha; đất nuôi trồng thủy sản 17,18 ha; đất chuyên dùng 1.736,24 ha; đất ở 392,62ha. 20.075 hộ nhân khẩu với 76.316 người; chín đơn vị hành chính trực thuộc gồm năm phường: I, III, IV, V, VII và bốn xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến và Hỏa Tiến. [12]

Theo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Báo cáo chính trị số 411-BC/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang, báo cáo nội dung phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có ghi: “Giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả quan trọng, các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ việc dạy và học được tập trung đầu tư. Năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, phương pháp dạy và học tiếp tục được đổi mới, nâng lên; công tác đào tạo bồi dưỡng được quan tâm, tỷ lệ cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao [15]. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được giai đoạn 2010-2015, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đề ra phương hướng cho nhiệm kỳ tiếp theo 2015-2020, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị cho giáo viên; tập trung đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp, đồ dùng dạy và học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục và đào tạo…” [15]

37

Sự nghiệp GD&ĐT thành phố Vị Thanh có bước phát triển ngày càng rõ nét. Mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đã mở rộng đến các địa bàn dân cư, có 23/30 trường đạt chuẩn quốc gia và 30/30 trường đạt chuẩn “trường học an toàn, an ninh trật tự”, 20/20 trường tiểu học và THCS đạt tiêu chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Qui mô học sinh năm học 2018-2019, tổng số HS (HS) 19.318/18.126, tỷ lệ 106.58%, trong đó: MN 3.670/3.625, tỷ lệ 101.24% (Nhà trẻ 552, MG 3118); TH: 7.718/7.150, tỷ lệ: 107.94 %; THCS: 5.209/4.880, tỷ lệ 106.74%.

Bảng 2.1. Chất lượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở

Tiểu học Học kỳ I, năm học 2018-2019 Tổng số HS Hoàn thành Chưa hoàn thành 7718 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 7.276 94.27 442 5.73 Trung học cơ sở Học kỳ I, năm học 2018-2019 Học lực Hạnh kiểm XL SL Tỷ lệ % XL Tỷ lệ % Giỏi 929 17,91 Tốt 88,43 Khá 1.866 35,97 Khá 11,41 TB 1.933 37,26 TB 0,15 Yếu 444 8,56 Yếu

Về giáo dục thường xuyên: năm 2018 có 9/9 Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động đạt hiệu quả; kiểm tra mô hình “Cộng đồng học tập” cấp phường, xã xếp loại tốt 6/9 đơn vị, tỷ lệ 66.7%, xếp loại khá 3/9 đơn vị tỷ lệ 33.3%.

Việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi: Kết quả có 9/9 phường, xã đạt chuẩn; huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

38

Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục được duy trì, cụ thể: Phổ cập giáo dục tiểu học có 9/9 phường, xã đạt mức độ 3, tỷ lệ 100%; phổ cập trung học cơ sở mức độ 2 có 8/9 phường xã, tỷ lệ 88.89% và 1/9 phường xã đạt mức độ 3, tỷ lệ 11.11%.

Toàn ngành hiện nay có 19.318 học sinh ở các cấp học trong đó mầm non 3.670 trẻ; tiểu học: 7.718 học sinh; trung học cơ sở 5.209 học sinh; trung học phổ thông 2.721 học sinh. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 944 người, chia ra mầm non 207 người; tiểu học 434 người; trung học cơ sở 303 người. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn 96%. [25]

2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo

2.1.2.1. Về công tác phát triển trường lớp

Cùng với thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vị Thanh, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được quan tâm, chăm lo phát triển đạt được những kết quả đáng khả quan. Ngành giáo dục thành phố đang từng bước sắp xếp lại mạng lưới trường lớp theo tinh thần Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Hệ thống trường lớp ngày càng được hoàn thiện và phát triển rộng khắp đến các địa bàn dân cư với việc đa dạng các loại hình trường lớp đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn thành phố hiện có 10 trường mầm non, 14 trường tiểu học và 06 trường trung học cơ sở, 03 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trường dạy trẻ khuyết tật 01 trường trung cấp nghề, 01 trường cao đẳng cộng đồng, 09 trung tâm học tập cộng đồng ở 09 đơn vị xã, phường. Hằng năm quy mô, mạng lưới trường lớp được nâng cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học được bổ sung, hoàn thiện; cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo sáng – xanh – sạch đẹp – an toàn.

39

Cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, toàn ngành hiện có 247 phòng học, 109 phòng chức năng, 23 trường chuẩn quốc gia, 19 thư viện và 13 phòng học bộ môn đạt chuẩn.

Riêng thực trạng trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh trong năm học 2018-2019, có 14 trường tiểu học với 7.718 học sinh và 241 lớp, trong đó có 213 lớp học 02 buổi/ngày, 28 lớp học 01 buổi/ngày. Số học sinh tăng lên theo hàng năm do thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lụy của tỉnh Hậu Giang, nơi có nhiều trụ sở làm việc của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể nhà nước cũng như các công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại thành phố. Từ đó thành phố Vị Thanh là nơi tập trung nhiều cán bộ công chức, viên chức và người lao động đến sinh sống và làm việc nên kéo theo nhiều nhu cầu mà họ cần được đáp ứng trong đó nhu cầu học tập của con em họ là một trong những lý do tăng lên về số lượng học sinh cũng như trường lớp học, cụ thể ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Mạng lưới trường lớp Năm học Số trường tiểu học Số điểm trường Số học sinh Số lớp học 01 buổi/ngày Số lớp học 02 buổi/ngày Trường đạt chuẩn quốc gia 2015-2016 14 27 7.616 15 223 10 2016-2017 14 28 7.329 22 225 10 2017-2018 14 28 7.460 28 219 10 2018-2019 14 28 7.718 28 213 10

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Vị Thanh)

Qua bảng 2.2 cho ta thấy số trường học, số lớp học tương đối ổn định, tỷ lệ học sinh trên lớp hàng năm không vượt quá 35 em, tuy nhiên số lớp học 2 buổi/ngày giảm qua 3 năm trở lại đây với lý do số giáo viên làm công tác chủ nhiệm thiếu, bên cạnh đó việc giảm số lớp 2 buổi/ ngày để sử dụng các

40

phòng học đó nâng cấp, sữa chữa thành phòng học bộ môn phục vụ cho công tác kiểm định và công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Với tình hình kinh phí của ngành còn khó khăn nên việc giảm số lớp học 2 buổi/ ngày mà không để quá tải số học sinh/ lớp học cũng là giải pháp tạm thời giúp ngành GD&ĐT hoàn thành và đạt các chỉ tiêu đề ra.

2.1.2.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những yếu tố góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục. Hàng năm để chuẩn bị cho năm học mới ngành GD&ĐT đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố đầu tư về cơ sở vật chất bổ sung bàn ghế, sữa chữa nâng cấp và xây mới một số hạng mục công trình đặc biệt là các trường xây dựng chuẩn quốc gia.

Công tác xây dựng thư viện, phòng học bộ môn đạt chuẩn, tiên tiến cũng được quan tâm đầu tư hàng năm như bổ dung đầu sách cho thư viện trường học và xây dựng thư viện đạt chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ- BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ GD&ĐT về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn theo Quyết định số 37/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về Quy định phòng học bộ môn của Bộ GD&ĐT.

Bảng 2.3. Cơ sở vật chất, phòng học bộ môn và phòng thư viện

Năm học Số phòng học Số phòng chức năng Số thư viện đạt chuẩn Số phòng bộ môn đạt chuẩn 2015-2016 238 95 13 7 2016-2017 247 112 13 7 2017-2018 247 109 13 7 2018-2019 241 109 13 7

41

Kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy số phòng học giảm qua các năm là do xóa bỏ các điểm lẻ của các trường tiểu học để phù hợp với sự phát triển kinh tế hạ tầng của thành phố, giao thông nông thôn phát triển 100% các phường xã có lộ cho xe ô tô tới nơi, 100% các tuyến lộ nông thôn xe hai bánh lưu thông được, bình quân 02 lớp học thì có 01 phòng chức năng đủ để đảm bảo cho việc giảng dạy của giáo viên thực hiện đổi mới phương giảng dạy đáp ứng đổi mới giáo dục. Số phòng thư viện và phòng học bộ môn đạt chuẩn được giữ vững qua từng năm, bên cạnh đó việc nâng chuẩn thư viện và phòng học bộ môn đạt chuẩn lên tiên tiến, xuất sắc cũng được quan đầu đầu tư theo kế hoạch hàng năm của ngành GD&ĐT.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được ngành GD&ĐT quan tâm, đặc biệt để chuẩn bị cho năm học mới cũng như công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học, ngành giáo dục và đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố đầu tư mua sắm trang thiết bị hỗ trợ cho các đơn vị trực thuộc như bảng 2.4.

Bảng 2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa mua sắm trang thiết bị

Năm học Số công trình xây mới Kinh phí thực hiện Số công trình sửa chữa Kinh phí thực hiện Kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học 2015-2016 7 4.042.197.000 14 2.942.272.000 0 2016-2017 3 9.759.310.000 17 2.940.235.000 398.270.000 2017-2018 3 24.654.051.000 21 11.486.322.000 219.753.000 2018-2019 0 0 4 2.109.855.000 299.880.000

42

Kết quả bảng 2.4 cho ta thấy hệ thống trường lớp ngày càng hoàn thiện số công trình xây mới giảm đi do trước đó các hạng mục công trình đã được xây dựng hoàn chỉnh đến nay chỉ xây mới thêm một số công trình phụ nhằm phục vụ cho công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Số công trình nâng cấp, sửa chữa cũng giảm đi do các công trình xây mới trước đó còn trong quá trình sử dụng tốt. Khi cơ sở vật chất đã cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu giảng dạy, ngành tập trung mua sắm trang thiết bị mới bổ sung cho công tác giảng dạy, mặt khác thay thế cho những trang thiết bị cũ đã hư hỏng. Kế hoạch nâng cấp, sửa chữa cũng như mua sắm trang thiết bị được ngành GD&ĐT lên kế hoạch lộ trình theo từng năm và tham mưu UBND thành phố phê duyệt theo kế hoạch đề ra trên cơ sở hợp lý và có tính phát triển.

2.1.2.3. Về kết quả giáo dục

Thực hiện đầy đủ các nội dung sách giáo khoa ở tất cả các khối lớp; dạy đúng, đủ nội dung bài dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và kết hợp mở rộng, liên hệ thực tế phù hợp với từng nội dung bài học, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc áp dụng hướng dẫn về điều chỉnh nội dung chương trình kế hoạch dạy học của Bộ GD&ĐT; thực hiện đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS đúng với tinh thần hướng dẫn của Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 do Bộ GD&ĐT ban hành về quy định đánh giá học sinh tiểu học. Thực hiện đầy đủ và có chất lượng các nội dung lồng ghép theo quy định như: Giáo dục môi trường, giáo dục rèn luyện kỹ năng sống, tiết kiệm tài nguyên, an toàn giao thông….Duy trì và thực hiện khá tốt các chuyên đề giảng dạy có lồng ghép giáo dục địa phương vào bài giảng, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương. Từ đó kết quả giáo dục mang lại hàng năm đạt tỷ lệ khá cao qua bảng 2.5.

43

Bảng 2.5. Kết quả xếp loại học lực của học sinh tiểu học

Năm học

Đánh giá chung Đánh giá theo chất lượng các môn học Năng lực Phẩm chất Hoàn thành Tỷ lệ % Chưa hoàn thành Tỷ lệ % Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 2015-2016 7.478 138 7.612 4 7.286 95,67 330 4,33 2016-2017 7.281 48 7.325 4 7.012 95,68 317 4,32 2017-2018 7.420 40 7455 5 7.393 95,79 325 4,21 (Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Vị Thanh) Bảng 2.5 thể hiện kết quả về chất lượng giáo dục, đó cũng là cơ sở để đánh giá các trường đã đạt mục tiêu của nhà trường đề ra hay chưa. Qua bảng 2.5 ta thấy chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh hoàn thành các môn học tăng qua từng năm học đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 và Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 do Bộ GD&ĐT góp phần khuyến khích tinh thần tự học, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá, tự học, tự điều chỉnh cách học, cách giao tiếp, hợp tác trong quá trình học tập để từ đo có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Hơn nữa do trình độ giáo viên được nâng lên nên đã giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

44

hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

Công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả tốt, đa phần học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ người học sinh đạt tỷ lệ hàng năm trên 99,5%, tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chiếm khoảng 0,5% hằng năm, học sinh còn thụ động trong các hoạt động học tập,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 46)