Đảng viên □; Đoàn viên □

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 63)

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 2015-2016 406 302 74,4 104 25,6 161 39,65 245 60,35 2016-2017 391 290 74,2 101 25,8 167 42,71 224 57,29 2017-2018 386 286 74,1 100 25,9 158 40,93 228 59,07 2018-2019 369 280 75,9 89 24,1 141 38,21 228 61,79

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Vị Thanh)

Phân tích số liệu bảng 2.11 cho ta thấy số giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh biểu hiện tỷ lệ giáo viên nữ hằng năm điều cao hơn tỷ lệ giáo viên nam từ 15% đến 20%, điều này cho thấy do đặc thù của bậc tiểu học nên phụ nữ thích học sư phạm tiểu học hơn nam giới, tỷ lệ này chấp nhận được tại các trường tiểu học, đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường ít gặp khó khăn.

- Về thành phần chính trị

Công tác phát triển đảng viên cũng được quan tâm hàng năm, số đảng viên ổn định chiếm trên 70% số giáo viên của đơn vị, số đoàn viên của đơn vị chiếm tỷ lệ bình bình hằng năm 25%, đây thường là lực lượng giáo viên trẻ kế thừa trong công tác phát triển đảng viên; đây cũng là một trong những mặt thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt là rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và tính tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ.

53

2.3.4. Mức đạt về phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thành phố Vị Thanh theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên là yếu tố rất quan trọng giúp người giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn trong giảng dạy. Thực tế mức đạt về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh ra sao, tôi đã xây dựng bộ phiếu làm công cụ điều tra, khảo sát tổng số 240 người, trong đó có 140 giáo viên, 70 giáo viên là tổ trưởng chuyên môn và 30 cán bộ quản lý của 14 trường tiểu học tại thời điểm tháng 3 năm 2019, từ đó rút ra nhận định chung về phẩm chất, năng lực của giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh như sau:

1. Đạt yêu cầu mức độ tốt 2. Đạt yêu cầu mức độ khá

3. Đạt yêu cầu mức độ trung bình 4. Chưa đạt yêu cầu

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Qua số liệu ở bảng 2.12 bên dưới cho ta thấy giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước, quy chiếm 99,2% xếp vị trí số 1; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, ý thức kỷ luật lao động được giáo viên thực hiện rất nghiêm túc chiếm 98,3% xếp loại tốt đạt thứ bậc 2/7; tư tưởng nhận thức về chính trị và nhận thức về trách nhiệm của giáo viên đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được đề cao và thực hiện tốt đạt 96,7%. Đa phần giáo viên có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, nêu cao tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, tạo được sự tính nhiệm cao trong đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng đạt tệ 95,4% xếp loại tốt, còn lại đạt mức khá; trên 96% giáo viên được đánh giá là trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ cộng đồng, trong phục vụ nhân dân và phục vụ học sinh.

54

Tuy nhiên qua trao đổi với các nhà quản lý giáo dục ở cấp tiểu học vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên, vẫn còn 0,8 % số giáo viên chưa nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước, chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, ý thức kỷ luật lao động chưa cao; tỷ lệ này là rất ít thường rơi vào những giáo viên tham gia giao thông khi uống rượu bia, chưa đảm bảo trong thực hiện ngày giờ công, việc tham gia học tập các nghị quyết chưa nghiêm túc còn vắng và còn nói chuyện trong giờ học…

Bảng 2.12. Mức biểu hiện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nội dung tiêu chí 1 2 3 4 ĐTB Thứ

bậc

1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc SL 232/240 08/240 3,97 3 TL% 96,7 3,3 2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. SL 238/240 02/240 3,99 1 TL% 99,2 0,8

3. Chấp hành Quy chế của ngành, Quy định của nhà trường, kỷ luật lao động

SL 236/240 04/240

3,98 2 TL% 98,3 1,7

4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tính nhiệm của đồng nghiệp; học sinh và cộng đồng.

SL 229/240 11/240

3,95 4 TL

% 95,4 4,6

5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.

SL 230/240 10/240

3,95 4 TL% 96,8 3,2

55

- Về lĩnh lực kiến thức

Các tiêu chí về lĩnh vực kiến thức được thể hiện ở bảng 2.13 bên dưới cho ta thấy kết quả đạt mức tốt trên 91% có 3/5 tiêu chí, mức khá từ 60% đến 72,9% có 2/5 tiêu chí. Đa phần giáo viên nắm được mục tiêu giảng dạy, kiến thức, nội dung chương trình dạy học; có kiến thức cơ bản trong các tiết dạy, đảm bảo dạy đủ và dạy chính xác; kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được đánh giá 95,4% xếp cao nhất trong 5 tiêu chí được đánh giá. Tuy nhiên kiến thức phổ thông địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của phường, xã nơi giáo viên công tác được đánh giá ở mức khá với 60% xếp vị trí 4/5 tiêu chí đánh giá.

Qua trao đổi với các nhà quản lý giáo dục được biết thực tế số giáo viên có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết rộng, có khả năng hệ thống hóa toàn bộ kiến thức trong cấp học và việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi chiếm tỷ lệ không cao; kết quả đạt ở mức khá với 72,9% và có 2,1% đạt ở mức độ trung bình chính là việc vận dụng các phương pháp dạy học có sử dụng phần mềm ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin cũng còn hạn chế, việc sử dụng ngoại ngữ (tiếng anh) không được áp dụng đại trà đa phần chỉ tập trung đối với giáo viên dạy tiếng ngước ngoài, còn lại phần lớn giáo viên tham gia các lớp đàotạo nắng hạn về tin học, ngoại ngữ để có các loại chứng chỉ đáp ứng để đủ điều kiện chuẩn theo qui định đối với giáo viên tiểu học, tiếng dân tộc thì tập trung vào số rất ít giáo viên dạy tiếng Khmer cho học sinh vùng dân tộc thiểu số và những giáo viên này cũng chỉ được đào tạo ở trình độ cao nhất là trung cấp nên cũng không được xem là phổ biến.

56

Bảng 2.13. Mức biểu hiện kiến thức của giáo viên trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nội dung 1 2 3 4 ĐT B Thứ bậc 1. Kiến thức cơ bản SL 224/240 16/240 3,93 2 TL % 93,3 6,7 2. Kiến thức về tâm lý học sư

phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học.

SL 220/240 20/240 3,92 3 TL

%

91,7 8,3

3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

SL 229/240 11/240 3,96 1 TL

%

95,4 4,6

4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.

SL 60/ 240 17/240 5/240

3,23 5 TL TL

%

25 72,9 2,1

5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của phường, xã nơi giáo viên công tác

SL 96/240 144/240 3,40 4 TL % 40 60 - Về lĩnh lực kỹ năng sư phạm

Qua khảo sát ở bàng 2.14 bên dưới cho ta thấy đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh rất nghiêm túc trong việc Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy với điểm trung bình 3,98 đứng thứ bậc 1/5 nội dung được đánh giá trong lĩnh vực kỹ năm sư phạm; tiếp đó là việc lập được kế hoạch dạy học, biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới với điểm trung bình 3,97 đứng thứ bậc 2/5; đứng thứ bậc 5/5 với nội dung công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục

57

ngoài giờ lên lớp với điểm trung bình 3,95. Nhìn chung về lĩnh vực kỹ năng sư phạm thì đội ngũ giáo viên tiểu thực hiện tốt, thể hiện vai trò của giáo viên trong phát triển giáo dục, biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng sư phạm vào trong quá trình dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh.

Bảng 2.14. Mức biểu hiện kỹ năng sư phạm của giáo viên trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nội dung 1 2 3 4 ĐTB Thứ

bậc

1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.

SL 234/240 6/240 3,97 5 2 TL% 97,5 2,5 2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh.

SL 230/240 10/240

3,96 4

TL% 95,8 4,2

3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

SL 228/240 12/240

3,95 5

TL% 95 5

4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục.

SL 233/240 7/240

3,97 3

TL% 97,1 2,9

5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

SL 236/240 4/240

3,98 1

58

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Thanh, tỉnh Hậu Giang

2.4.1. Thực trạng nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên

Để đánh giá về mức độ nhận thức về việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tôi đã khảo sát tổng số 240 người, trong đó có 140 giáo viên, 70 giáo viên là tổ trưởng chuyên môn và 30 cán bộ quản lý của 14 trường tiểu học tại thời điểm tháng 3 năm 2019, từ đó rút ra nhận định chung như sau:

Bảng 2.15. Mức độ nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của giáo viên trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nội dung Mức độ Đ TB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Tư tưởng, đạo đức,

tác phong giáo viên hiện nay SL 106/240 79/240 55/240 3,2 4 TL% 44,2 32,9 22,9 2. Thái độ chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước SL 238/240 02/240 3,9 1 TL% 99,2 0,8

3. Biểu hiện về kiến thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên

SL 125/240 100/240 15/240

3,5 2

TL% 52,1 41,7 6,2

4. Tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

SL 35/ 240 105/240 100/240

2,7 5

TL% 14,6 43,8 41,6

5. Chịu trách nhiệm về hiệu quả đào tạo

SL 110/240 95/240 35/240

3,3 3

TL% 45,8 39,6 14,6

Qua bảng số liệu 2.15 cho ta thấy đội ngũ giáo viên tiểu học có tư tưởng nhận thức về chính trị rõ ràng, chấp hành nghiêm túc quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, nắm

59

vững kiến thức, kỹ năng sư phạm của người giáo viên, hầu hết họ điều tận tụy với công việc và yêu nghề của mình, có tinh thần trách nhiệm cao như việc nhận thức của giáo viên trong việc chấp hành chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước chiếm tỷ lệ 99,2%, điểm trung bình 3,9 đứng thứ bậc số 1; biểu hiện về kiến thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên có điểm trung bình 3,5 đứng vị trí số 2.

Bên cạnh đó cũng còn một số ít lực lượng giáo viên trong những năm gần đây có biểu hiện chưa tốt về đạo đức và tác phong nghề nghiệp. Đời sống kinh tế đã làm ảnh hưởng phần nào đến nhận thức của giáo viên, họ đặt nặng về cuộc sống vật chất mà thiếu tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, có biểu hiện suy thoái trong nhận thức được đánh giá ở mức độ trung bình 22,9%, từ những biểu hiện đó thường kéo theo vi phạm về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương qui định của nhà trường. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên chậm đổi mới và tiếp cận với phương pháp giảng dạy cũng như việc chịu trách nhiệm trong hiệu quả đào tạo mà ta có thể nhận thấy qua bảng 2.15 với kết quả trung bình là 14,6%.

Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.15 ta có thể nhận thấy số giáo viên có nhận thức về tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở mức tốt đạt tỷ lệ 14,6% và khá là 43,8%, có tới 41.6% nhận thức ở mức độ trung bình vì phần lớn họ cho rằng trình độ chuyên môn hiện tại của bản thân là chấp nhận được, còn trông chờ việc cử đào tạo của các cấp và ngoài việc giảng dạy thì vấn đề chăm lo cải thiện đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho bản thân. Chính vì thế trong thời gian tới cần xây dựng các biện pháp song song với việc nâng cao công tác tuyên

60

truyền nhận thức cho đội ngũ giáo viên là việc làm rất cần thiết và quan trọng trong phát triển đội ngũ giáo viên.

2.4.2. Thực trạng quy hoạch, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên

Trên cơ sở khảo sát tổng số 250 người, gồm 10 thành viên phòng GD&ĐT, 240 CBQL, GV, GV là tổ trưởng chuyên môn của 14 trường tiểu học số liệu chi tiết thể hiện tại bảng 2.16

Bảng 2.16. Nhận xét về quy hoạch, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên

Nội dung 1 2 3 4 Đ

TB Thứ

bậc

1. Công tác quy hoạch, phát triển ĐNGV ở các trường tiểu học SL 89/250 126/250 23/250 12/250 3,1 3 TL % 35,6 50,4 9,2 4,8 2. Việc bố trí và phân công, sử dụng ĐNGV phù hợp với chuyên môn và năng lực giáo viên

SL 125/250 108/250 17/250

3,4 2 TL

% 50,0 43,2 6,8 3. Việc đánh giá phân

loại công chức, viên chức và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm

SL 145/250 87/250 18/250

3,5 1 TL

% 58,0 34,8 7,2

Qua bảng 2.16 cho thấy công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên được ngành GD&ĐT thành phố Vị Thanh có quan tâm thực hiện tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao, mức đánh giá trung bình 3,1; việc quy hoạch hiện nay còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu với nhiều nguyên nhân như tình trạng thừa thiếu giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm công tác khác, qui mô trường lớp, định mức số giờ dạy…dẫn đến việc bố trí, xắp xếp giáo viên chưa kịp thời, chưa đúng người đúng việc và đúng với quy hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Công tác dự báo quy hoạch

61

còn mang tính chủ quan, chưa xác định chính xác được nhu cầu về số lượng, chất lượng cơ cấu đội ngũ; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)