Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 32 - 33)

B. NỘI DUNG

1.3.5. Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo” [2]. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo

22

dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

Điều 15, Luật Giáo dục 2005 ghi rõ “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [28]. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là vấn đề then chốt của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục. Bất kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì khó có thể có một nền giáo dục có chất lượng.

Đứng trước công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục như hiện nay người giáo viên ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi giáo viên tổ chức được các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo, có sự hiểu biết về trình độ khoa học kỹ thuật cao, có năng lực tổ chức cho học sinh nắm bắt kiến thức, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động xã hội thường nhật, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh; hướng dẫn người học tự học, tự đánh giá, có năng lực lôi cuốn các em tích cực tham gia quá trình giáo dục và đào tạo, biết thu thập và xử lí thông tin để tự biến đổi mình chuyển từ quan niệm "dạy học lấy người dạy làm trung tâm", chuyển sang quan niệm "dạy học lấy người học làm trung tâm". Giáo viên phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng cập nhật tri thức khoa học và chuyên ngành hiện đại; phải có trình độ tin học và có khả năng sử dụng các phần mềm dạy học cũng như biết cách khai thác thông tin mạng Internet phục vụ cho công việc giảng dạy của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 32 - 33)