B. NỘI DUNG
2.4.2. Thực trạng quy hoạch, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên
Trên cơ sở khảo sát tổng số 250 người, gồm 10 thành viên phòng GD&ĐT, 240 CBQL, GV, GV là tổ trưởng chuyên môn của 14 trường tiểu học số liệu chi tiết thể hiện tại bảng 2.16
Bảng 2.16. Nhận xét về quy hoạch, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên
Nội dung 1 2 3 4 Đ
TB Thứ
bậc
1. Công tác quy hoạch, phát triển ĐNGV ở các trường tiểu học SL 89/250 126/250 23/250 12/250 3,1 3 TL % 35,6 50,4 9,2 4,8 2. Việc bố trí và phân công, sử dụng ĐNGV phù hợp với chuyên môn và năng lực giáo viên
SL 125/250 108/250 17/250
3,4 2 TL
% 50,0 43,2 6,8 3. Việc đánh giá phân
loại công chức, viên chức và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm
SL 145/250 87/250 18/250
3,5 1 TL
% 58,0 34,8 7,2
Qua bảng 2.16 cho thấy công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên được ngành GD&ĐT thành phố Vị Thanh có quan tâm thực hiện tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao, mức đánh giá trung bình 3,1; việc quy hoạch hiện nay còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu với nhiều nguyên nhân như tình trạng thừa thiếu giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm công tác khác, qui mô trường lớp, định mức số giờ dạy…dẫn đến việc bố trí, xắp xếp giáo viên chưa kịp thời, chưa đúng người đúng việc và đúng với quy hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Công tác dự báo quy hoạch
61
còn mang tính chủ quan, chưa xác định chính xác được nhu cầu về số lượng, chất lượng cơ cấu đội ngũ; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến việc thừa giáo viên trên tổng thể nhưng lại thiếu cụt bộ. Vì thế để thúc đẩy sự phát triển giáo dục thì công tác quy hoạch phát triển ĐNGV là rất cần thiết và quan trọng đối với từng đơn vị nói riêng và ngành GD&ĐT nói chung.
Mức độ hài lòng về việc bố trí và phân công, sử dụng ĐNGV phù hợp với chuyên môn và năng lực giáo viên được thể hiện ở bảng 2.16 cho ta thấy việc phân công giáo viên ở các đơn vị trường học theo cán bộ quản lý trường học là tương đối ổn định, phù hợp với vị trí việc làm, hạn chế thấp nhất việc phát sinh qui mô ở các môn học. Tuy nhiên thực tế một số cán bộ quản lý chưa am hiểu về vị trí việc làm đối với người lao động, chưa nắm hết được năng lực của từng người nên trong việc phân công sử dụng lao động giữa các giáo viên là không đồng điều, phương án sử dụng chưa hợp lý, trong phân công còn vị nể, cá nhân chưa phát huy hết sức mạnh của giáo viên. Đối với nhận định của giáo viên chỉ hài lòng ở mức độ khá vì trong việc phân công và bố trí giáo viên đối với một số trường chưa thực hiện phân công phù hợp theo năng lực và chuyên môn giáo viên, ví dụ một số giáo viên không có chuyên môn về công tác thư viện, thiết bị nhưng vẫn phân kiêm nhiệm công tác thư viện, thiết bị; công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ; nguyên nhân do thiếu nhân viên làm công tác này bên cạnh đa phần giáo viên làm công tác kiêm nhiệm là giáo viên bộ môn dạy tại các điểm trường ít lớp không đủ đảm bảo số giờ dạy 23 tiết/ tuần đối với giáo viên bộ môn.
Việc đánh giá phân loại công chức, viên chức và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm đánh giá mức độ hài lòng khá cao. Tuy nhiên qua trao đổi và đánh giá thực tế thì việc đánh giá đối với một số đơn vị chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, trong đánh giá một số giáo viên còn ngại va chạm, nể
62
nang, chưa mạnh dạn phê bình, góp ý đồng nghiệp; một số cán bộ quản lý chưa thể hiện tốt vai trò trách nhiệm của người đứng đầu nhưng vẫn được tập thể đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; một số giáo viên có hiệu quả đào tạo chưa đạt, tỷ lệ học sinh chưa lên lớp vượt định mức cho phép, chậm đổi mới, ít áp dụng phương pháp dạy học mới,… vẫn được đánh giá xếp loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ, nguyên nhân giáo viên ngại va chạm, nghĩ rằng không ảnh hưởng gì đến bản thân nên mặc kệ cho qua.