B. NỘI DUNG
2.5.2. Những khó khăn, hạn chế về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu
giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh có thể nói là đang thừa thiếu cụt bộ, hàng năm vẫn còn số giáo viên thừa nhưng đơn vị lại hợp đồng giáo viên để đảm bảo đủ số giáo viên phục vụ cho việc giảng dạy.
Nhìn tổng thể thì ĐNGV ở thành phố Vị Thanh không đồng đều cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, về cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề và cả về giới tính. Còn một số giáo viên chưa thật sự yêu nghề, yêu trẻ điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học, bậc học nền tảng cho học sinh phổ thông.
Công tác kiểm tra, đánh giá đôi khi còn thực hiện theo hình thức, chưa đi vào chiều sâu, việc đánh giá đôi khi còn vị nể, ngại va chạm, thực hiện phê bình và tự phê bình chưa giúp giáo viên nhìn thấy hết những khuyết điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dễ làm giáo viên đi theo lối mòn, chậm đổi mới.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều khó khăn, đa phần giáo viên tự đào tạo, tự bồi dưỡng là chính, nên giáo viên thường tự mãn với bản thân ít chịu phấn đấu học tập để nâng cao trình độ, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ. Điều này làm hạn chế trong việc nâng chất đội ngũ giáo viên tiểu học.
71
Với tình hình biên chế được giao như hiện nay có thể nói đó là một khó khăn rất lớn cho ngành GD&ĐT; năm 2012 biên chế sự nghiệp giao dục được giao là 993 đến 2019 biên chế sự nghiệp giao dục được giao là 960 giảm 33 biên chế, trong đó hiện nay vẫn còn 109 giáo viên, nhân viên hợp đồng. Hằng năm UBND thành phố đã hỗ trợ ngành GD&ĐT nguồn kinh phí để thực hiện hợp đồng thời vụ đối với giáo viên, bên cạnh đó thì giáo viên hợp đồng không hưởng đầy đủ quyền lợi, chế độ chính sách như giáo viên trong biên chế, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên chưa an tâm trong giảng dạy.