B. NỘI DUNG
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh,
Thanh, tỉnh Hậu Giang
2.4.1. Thực trạng nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên
Để đánh giá về mức độ nhận thức về việc phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tôi đã khảo sát tổng số 240 người, trong đó có 140 giáo viên, 70 giáo viên là tổ trưởng chuyên môn và 30 cán bộ quản lý của 14 trường tiểu học tại thời điểm tháng 3 năm 2019, từ đó rút ra nhận định chung như sau:
Bảng 2.15. Mức độ nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của giáo viên trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Nội dung Mức độ Đ TB Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu 1. Tư tưởng, đạo đức,
tác phong giáo viên hiện nay SL 106/240 79/240 55/240 3,2 4 TL% 44,2 32,9 22,9 2. Thái độ chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước SL 238/240 02/240 3,9 1 TL% 99,2 0,8
3. Biểu hiện về kiến thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên
SL 125/240 100/240 15/240
3,5 2
TL% 52,1 41,7 6,2
4. Tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
SL 35/ 240 105/240 100/240
2,7 5
TL% 14,6 43,8 41,6
5. Chịu trách nhiệm về hiệu quả đào tạo
SL 110/240 95/240 35/240
3,3 3
TL% 45,8 39,6 14,6
Qua bảng số liệu 2.15 cho ta thấy đội ngũ giáo viên tiểu học có tư tưởng nhận thức về chính trị rõ ràng, chấp hành nghiêm túc quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, nắm
59
vững kiến thức, kỹ năng sư phạm của người giáo viên, hầu hết họ điều tận tụy với công việc và yêu nghề của mình, có tinh thần trách nhiệm cao như việc nhận thức của giáo viên trong việc chấp hành chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước chiếm tỷ lệ 99,2%, điểm trung bình 3,9 đứng thứ bậc số 1; biểu hiện về kiến thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên có điểm trung bình 3,5 đứng vị trí số 2.
Bên cạnh đó cũng còn một số ít lực lượng giáo viên trong những năm gần đây có biểu hiện chưa tốt về đạo đức và tác phong nghề nghiệp. Đời sống kinh tế đã làm ảnh hưởng phần nào đến nhận thức của giáo viên, họ đặt nặng về cuộc sống vật chất mà thiếu tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, có biểu hiện suy thoái trong nhận thức được đánh giá ở mức độ trung bình 22,9%, từ những biểu hiện đó thường kéo theo vi phạm về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương qui định của nhà trường. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên chậm đổi mới và tiếp cận với phương pháp giảng dạy cũng như việc chịu trách nhiệm trong hiệu quả đào tạo mà ta có thể nhận thấy qua bảng 2.15 với kết quả trung bình là 14,6%.
Việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên, qua kết quả khảo sát ở bảng 2.15 ta có thể nhận thấy số giáo viên có nhận thức về tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở mức tốt đạt tỷ lệ 14,6% và khá là 43,8%, có tới 41.6% nhận thức ở mức độ trung bình vì phần lớn họ cho rằng trình độ chuyên môn hiện tại của bản thân là chấp nhận được, còn trông chờ việc cử đào tạo của các cấp và ngoài việc giảng dạy thì vấn đề chăm lo cải thiện đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho bản thân. Chính vì thế trong thời gian tới cần xây dựng các biện pháp song song với việc nâng cao công tác tuyên
60
truyền nhận thức cho đội ngũ giáo viên là việc làm rất cần thiết và quan trọng trong phát triển đội ngũ giáo viên.
2.4.2. Thực trạng quy hoạch, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên
Trên cơ sở khảo sát tổng số 250 người, gồm 10 thành viên phòng GD&ĐT, 240 CBQL, GV, GV là tổ trưởng chuyên môn của 14 trường tiểu học số liệu chi tiết thể hiện tại bảng 2.16
Bảng 2.16. Nhận xét về quy hoạch, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên
Nội dung 1 2 3 4 Đ
TB Thứ
bậc
1. Công tác quy hoạch, phát triển ĐNGV ở các trường tiểu học SL 89/250 126/250 23/250 12/250 3,1 3 TL % 35,6 50,4 9,2 4,8 2. Việc bố trí và phân công, sử dụng ĐNGV phù hợp với chuyên môn và năng lực giáo viên
SL 125/250 108/250 17/250
3,4 2 TL
% 50,0 43,2 6,8 3. Việc đánh giá phân
loại công chức, viên chức và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm
SL 145/250 87/250 18/250
3,5 1 TL
% 58,0 34,8 7,2
Qua bảng 2.16 cho thấy công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên được ngành GD&ĐT thành phố Vị Thanh có quan tâm thực hiện tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao, mức đánh giá trung bình 3,1; việc quy hoạch hiện nay còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu với nhiều nguyên nhân như tình trạng thừa thiếu giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm công tác khác, qui mô trường lớp, định mức số giờ dạy…dẫn đến việc bố trí, xắp xếp giáo viên chưa kịp thời, chưa đúng người đúng việc và đúng với quy hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Công tác dự báo quy hoạch
61
còn mang tính chủ quan, chưa xác định chính xác được nhu cầu về số lượng, chất lượng cơ cấu đội ngũ; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến việc thừa giáo viên trên tổng thể nhưng lại thiếu cụt bộ. Vì thế để thúc đẩy sự phát triển giáo dục thì công tác quy hoạch phát triển ĐNGV là rất cần thiết và quan trọng đối với từng đơn vị nói riêng và ngành GD&ĐT nói chung.
Mức độ hài lòng về việc bố trí và phân công, sử dụng ĐNGV phù hợp với chuyên môn và năng lực giáo viên được thể hiện ở bảng 2.16 cho ta thấy việc phân công giáo viên ở các đơn vị trường học theo cán bộ quản lý trường học là tương đối ổn định, phù hợp với vị trí việc làm, hạn chế thấp nhất việc phát sinh qui mô ở các môn học. Tuy nhiên thực tế một số cán bộ quản lý chưa am hiểu về vị trí việc làm đối với người lao động, chưa nắm hết được năng lực của từng người nên trong việc phân công sử dụng lao động giữa các giáo viên là không đồng điều, phương án sử dụng chưa hợp lý, trong phân công còn vị nể, cá nhân chưa phát huy hết sức mạnh của giáo viên. Đối với nhận định của giáo viên chỉ hài lòng ở mức độ khá vì trong việc phân công và bố trí giáo viên đối với một số trường chưa thực hiện phân công phù hợp theo năng lực và chuyên môn giáo viên, ví dụ một số giáo viên không có chuyên môn về công tác thư viện, thiết bị nhưng vẫn phân kiêm nhiệm công tác thư viện, thiết bị; công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ; nguyên nhân do thiếu nhân viên làm công tác này bên cạnh đa phần giáo viên làm công tác kiêm nhiệm là giáo viên bộ môn dạy tại các điểm trường ít lớp không đủ đảm bảo số giờ dạy 23 tiết/ tuần đối với giáo viên bộ môn.
Việc đánh giá phân loại công chức, viên chức và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm đánh giá mức độ hài lòng khá cao. Tuy nhiên qua trao đổi và đánh giá thực tế thì việc đánh giá đối với một số đơn vị chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, trong đánh giá một số giáo viên còn ngại va chạm, nể
62
nang, chưa mạnh dạn phê bình, góp ý đồng nghiệp; một số cán bộ quản lý chưa thể hiện tốt vai trò trách nhiệm của người đứng đầu nhưng vẫn được tập thể đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; một số giáo viên có hiệu quả đào tạo chưa đạt, tỷ lệ học sinh chưa lên lớp vượt định mức cho phép, chậm đổi mới, ít áp dụng phương pháp dạy học mới,… vẫn được đánh giá xếp loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ, nguyên nhân giáo viên ngại va chạm, nghĩ rằng không ảnh hưởng gì đến bản thân nên mặc kệ cho qua.
2.4.3. Thực trạng về công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên
Thực tế mức độ hài lòng về công tác tuyển dụng trong thời gian qua, tôi đã xây dựng bộ phiếu làm công cụ điều tra, khảo sát tổng số 110 người, trong đó có 03 lãnh đạo 07 chuyên viên phòng GD&ĐT, 70 giáo viên là tổ trưởng chuyên môn và 30 cán bộ quản lý của 14 trường tiểu học tại thời điểm tháng 3 năm 2019, từ đó rút ra nhận định chung về nội dung trên ở thành phố Vị Thanh, cụ thể:
Bảng 2.17. Mức độ nhận xét về công tác tuyển dụng giáo viên
Nội dung Mức độ đánh giá Đ TB Thứ bậc Rất hợp lý Hợp lý Tương đối Không hợp lý 1. Hình thức,
thông tin tuyển dụng giáo viên
SL 65/110 40/110 5/110 2,6 3
TL% 59,1 36,4 4,5
2. Nội dung, hình thức thi tuyển đối với giáo viên
SL 16/110 33/110 36/110 25/110 2,4 4
TL% 14,6 30,0 32,7 22.7
3. Yêu cầu về tin học, ngoại ngữ, các giấy tờ ưu tiên
SL 36/110 74/110 3,3 2
TL% 32,7 67,3
4. Việc phân công giáo viên theo chuyên môn và vị trí việc làm
SL 57/110 53/110 3,5 1
63
Trong thời gian qua việc tuyển dụng giáo viên đối với các đơn vị được Ủy ban nhân dân thành phố xét tuyển dựa trên biên chế được phân bổ ở các đơn vị; từ năm 2012 trở lại đây giáo viên được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển giáo viên do Phòng GD&ĐT phối hợp cùng Phòng Nội vụ thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh thực hiện việc thi tuyển theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Hội đồng tuyển viên chức căn cứ vào kết quả trúng tuyển của thí sinh trình Chủ tịch Hội đồng ký quyết định tuyển viên chức và phân công về các đơn vị trường tiểu học còn thiếu. Qua điều tra lấy ý kiến ở bảng 2.17 đánh giá được công tác tuyển dụng đã thực hiện rất hợp lý ở việc tuyển chọn đúng trình độ chuyên môn và phân công phù hợp với vị trí việc làm chiếm 51,8% xếp vị trí số ¼ về mức độ đánh giá. Yêu cầu về trình độ tin học, ngoại ngữ cũng được xem là hợp lý chiếm 67,3%.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tuyển dụng vẫn còn một số hạn chế trong hình thức tổ chức thể hiện mức đánh giá tương đối hợp lý 36,4% và 4,5% cho là không hợp lý, có thể nói việc tương đối ở đây chính là khâu thông báo kế hoạch tuyển dụng chưa bao phủ hết trên các phương tiện thông tin truyền thông như thông báo trên đài truyền thanh, truyền hình, báo chí,…mà thường là tập trung nhiều vào ban hành kế hoạch theo phân cấp và dán công khai ở một số khu vực có liên quan. Bên cạnh về nội dung, hình thức tổ chức thi tuyển cũng không được đánh giá cao về mức độ hài lòng, mức đánh giá tương đối hợp lý là 32,7% và không hợp lý là 22,7%, có thể nhận định rằng việc tuyển giáo viên chỉ là sát hạch về mặt kiến thức chưa đánh giá được về kỹ năng thực hành sư phạm, kiến thức có nhưng tay nghề giáo viên chưa đảm bảo về phương pháp dạy học, kỹ năng sư phạm nên dễ ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Bên cạnh thực tế số giáo viên còn hợp đồng nhiều ở cấp tiểu học như ở các môn tin học, môn tiếng anh vẫn chưa được tuyển dụng do chỉ tiêu biên chế hằng năm giao không đủ để
64
thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, dẫn đến giáo viên tâm lý không ổn định làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
2.4.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Để đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng, tôi đã điều tra, khảo sát tổng số 110 người, trong đó có 03 lãnh đạo 07 chuyên viên phòng GD&ĐT, 70 giáo viên là tổ trưởng chuyên môn và 30 cán bộ quản lý, từ đó rút ra nhận định chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở thành phố Vị Thanh như sau:
Bảng 2.18. Mức độ nhận xét về công tác đào tạo, bồi dưỡng
Các tiêu chí cần đạt Mức độ đánh giá Đ TB Thứ bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện 1. Nhận thức phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức SL 70/110 40/110 3,6 1 TL% 63,6 36,4 2. Trình độ chuyên môn SL 25/110 35/110 50/110 2,8 4 TL% 22,7 31,8 45,0
3. Bồi dưỡng nghiệp vụ SL 34/110 76/110 3,3 2 TL% 30,9 69,1 4. Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ SL 10/110 35/110 65/110 2,5 6 TL% 9,1 31,8 59,1
5. Bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý giáo dục
SL 20/110 65/110 25/110
3,0 3
TL% 10 59 31
6. Việc kiểm tra đánh giá đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV
SL 15/110 40/110 55/110
2,6 5
65
Kết quả thống kê ở bảng 2.18 về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh cho thấy việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức cho giáo viên được thực hiện rất thường xuyên trên 63,6% xếp vị trí số 1; công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực sư phạm cũng được quan tâm thường xuyên trên 60% xếp vị trí số 2/6 nội dung đánh giá. Bên cạnh, trong thời gian qua công tác đào tạo về chuyên môn, bồi dưỡng về trình độ tin học, ngoại ngữ chưa được chú trọng nhiều phần lớn chỉ tập trung bồi dưỡng cho giáo viên đang giảng dạy ở bộ môn tiếng anh và tin học tại các đơn vị theo nguồn kinh phí được cấp cho đơn vị, nguồn kinh phí không đảm bảo cũng là một hạn chế trong công tác đào tạo bồi dưỡng hằng năm, việc học tập đa phần là do kinh phí bản thân tự túc nên giáo viên tạm thời chấp nhận với bằng cấp chuyên môn hiện tại, số này tập trung nhiều nhất ở giáo viên lớn tuổi ít chịu tự học tập để nâng cao thêm trình độ chuyên môn. Hằng năm việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu là bồi dưỡng thường xuyên trong hè để đảm bảo giờ dạy chính khóa của giáo viên. Công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục phần lớn là do kinh phí địa phương tổ chức nên các cơ sở giáo dục còn bị động trong việc cử đào tạo theo chỉ tiêu cấp trên phân bổ.
Công tác đào tạo bồi dưỡng thời gian chưa được đầu tư nhiều chủ yếu là do kinh phí của đơn vị cũng như của ngành không đủ đảm bảo chi cho các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đa phần là đào tạo bồi dưỡng được thực hiện theo văn bản triệu tập, các quyết định cử đào tạo của cấp trên, việc phân bổ chỉ tiêu từ trên xuống nên việc kiểm tra đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên chưa được thường xuyên từ đó chưa thấy hết tầm qua trọng trong công tác đào tạo. Đây cũng chính là nội dung cần được chấn chỉnh và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
66
2.4.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên
Bảng 2.19. Kết quả kiểm tra, đánh giá giáo viên tiểu học
Nội dung Mức độ ĐTB Thứ
bậc
Tốt Khá TB Yếu
1. Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên trong thời gian qua
SL 41/110 61/110 8/110
3,3 3 TL
%
37,2 55,5 7,3
2. Thái độ giáo viên