Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 97 - 101)

B. NỘI DUNG

3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ

cho đội ngũ giáo viên tiểu học

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Công tác đào tào, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về trình độ chuyên môn, phương pháp dạy học, nhận

87

thức chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống tác phong, các chuẩn mực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo giáo viên tiểu học đến năm 2020 đạt trên chuẩn 98%, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phấn đấu năm 2020 có 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ tin học và ngoại ngữ theo yêu cầu.

3.2.4.2. Nội dung

* Đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn

- Đạt chuẩn về chức danh nghề nghiệp theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của liên Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học là căn cứ để tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Ở đó mỗi hạng vừa là yêu cầu về vị trí việc làm, vừa là điều kiện để thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp góp phần hình thành đội ngũ giáo viên có tay nghề cao ở cấp tiểu học, làm nồng cốt cho công tác phát triển đội ngũ.

- Nâng chuẩn về chuyên môn: Để tiến hành đào tạo giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, cần xây dựng kế hoạch thực hiện theo lộ trình quy hoạch của ngành về tiêu chuẩn của trường chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia, trường đạt mức chất lượng tối thiểu, quy hoạch cán bộ nguồn,… Từ đó phân bổ số lượng giáo viên được đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng những yêu cầu trên.

Việc phân bổ giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn không làm ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của nhà trường, gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ được phân công tại đơn vị.

88

Xác định địa chỉ đào tạo có chất lượng uy tín để cử hoặc giới thiệu giáo viên tham gia đào tạo, cân đối nguồn kinh phí để thực hiện có hiệu quả quá trình đào tạo (có thể sử dụng kinh phí nhà nước nếu đảm bảo hoặc kinh phí do cá nhân tự túc).

* Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên

Trong giai đoạn hiện nay giáo dục nhà nước đang bước sang trang mới, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên ngày một cao hơn. Vì vậy việc đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên là một yêu cầu khách quan và cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục thời đại.

- Bồi dưỡng về tin học ngoại ngữ: Phối hợp Trung tâm tin học ngoại ngữ xin ý kiến Ủy ban dân dân thành phố, trình Sở GD&ĐT mớ lớp đào tạo về trình độ tin học ngoại ngữ. Thời gian tổ chức lớp học có thể vào các tháng trong hè hoặc vào các ngày thứ bảy, chủ nhật trong tuần để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có thể dễ dàng theo học.

- Bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống: Bồi dưỡng chính trị, nâng cao thận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, tạo ra sự nhạy bén và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới giáo dục. Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng cho từng giáo viên. Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp đó là cái tâm, lòng nhân ái, yêu thương con người, bởi đó chính là cái gốc của đạo lý làm người. Đối với người giáo viên thì tình thương yêu đối với học sinh là cốt lỗi, là cội nguồn sâu xa của lý tưởng; tình thương yêu là khởi điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm, làm cho giáo viên có trách nhiệm hơn với sứ mệnh cao cả của mình. Lòng nhân ái, tình yêu thương con người, sự say mê, kiên trì và bền bỉ, toàn tâm cho sự nghiệp giáo dục,… của người giáo viên không chỉ được hình thành trong quá trình học tập và được đào tạoở các trường sư phạm mà là cả một quá trình học tập, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân trong suốt cuộc đời.

89

- Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ: Bồi dưỡng những kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ tiểu học, kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh, kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của địa phương nơi giáo viên công tác, kiến thức phổ thông liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng tin học ngoại ngữ và tiếng dân tộc khác.

- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm: Đây là nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên như lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới; tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh; công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục; xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần phát triển đội ngũ và làm tốt công tác này tức là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài của sự nghiệp giáo dục.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Phòng GD&ĐT xây dựng cơ chế phối hợp với các ban, ngành đoàn thể đặc biệt là đối với ban Tuyên giáo thành ủy, với các phòng ban chuyên môn trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng cho giáo viên.

- Hằng năm phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chỉ đạo tạo các bộ phận nghiệp vụ cụ thể hóa theo các cấp học để chỉ đạo trực tiếp cho các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của đơn vị.

90

- Tổ chức các đợt học tập chính trị, thường xuyên tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những qui chế, qui định của ngành của địa phương về giáo dục. Đây là biện pháp cần thiết để tạo ra sự thống nhất từ nhận thức đến hành động.

- Tổ chức bồi dưỡng thông qua các buổi chuyên đề, các hội thi, hội diễn, các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn với nhiều hình thức khác nhau. Qua đó người quản lý kịp thời phát hiện và có biện pháp uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng và hành động của giáo viên.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Nắm được các yêu cầu về chiến lược phát triển giáo dục tại địa phương và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý của các cấp, các ngành có liên quan đến giáo dục về nội dung đào tạo, bồi dưỡng.

Đầu tư, hỗ trợ kinh phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng như học phí, đi lại, mua tài liệu học tập,.. coi đây là nguồn đầu tư cho sự phát triển giáo dục địa phương.

Có chính sách thu hút nhân tài để tạo động lực, kích thích tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 97 - 101)