Tăng cường công tác kiểm tra đánh gía chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 101 - 104)

B. NỘI DUNG

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh gía chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh gía chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học giáo viên tiểu học

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Công tác kiểm tra đánh gía chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học là hình thức kiểm tra có chủ định và tương đối toàn diện các mặt hoạt động của người giáo viên tiểu học; đây là công cụ hoạt động của những nhà quản lý giáo dục. Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá nhà quản lý có thể đánh giá một cách chính xác việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy,

91

trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên; từ đó giúp đỡ họ nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích sự cố gắng vươn lên của giáo viên.

Kiểm tra còn tạo nên tính tự giác trong việc làm, trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; kết quả kiểm tra đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, trung thực; từ đó phân loại đánh giá được giáo viên làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng như sắp xếp bố trí vị trí việc làm, quy hoạch bán bộ, đề bạt bổ nhiệm hoặc giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên theo qui định.

3.2.5.2. Nội dung

Hằng năm Phòng GD&ĐT căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang để xây dựng kế hoạch kiểm tra của ngành GD&ĐT thành phố Vị Thanh, qua đó chỉ đạo Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch kiểm tra của đơn vị theo Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Kiểm tra đánh giá giáo viên về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, về chương trình, về nội dung giảng dạy trên lớp, việc xây dựng sử dụng hồ sơ và việc thực hiện qui chế chuyên môn.

Kiểm tra kết quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên thông qua kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; phương pháp giảng dạy phải phù hợp với đối tượng truyền thụ; xây dựng được ý thức, thái độ học tập đúng đắn của học sinh.

Thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học.

92

Để đạt được mục đích kiểm tra, đánh giá cần phải nắm bắt các nguồn thông tin, các minh chứng đặc biệt là các nguồn thông tin ngược một cách đầy đủ và chính xác, khách quan để đưa ra quyết định đún đắn, phù hợp với từng đối tượng; làm cho cá nhân đó thấy được ưu điểm, hạn chế của bản thân để từ đó có kế hoạch tự điều chỉnh bản thân hoặc người kiểm tra hỗ trợ giúp đỡ người được kiểm tra hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục góp phần đưa nhà trường ngày càng phát triển.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Kế hoạch kiểm tra của nhà trường thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang, Phòng GD&ĐT thành phố Vị Thanh.

Đầu năm học Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ các nội dung cần kiểm tra trong năm học như kiểm tra kết quả giảng dạy, kiểm tra tự bồi dưỡng của giáo viên, kiểm tra dự giờ và hồ sơ sổ sách, kiểm tra đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp,…

Xác định rõ các lực lượng tham gia vào quá trình kiểm tra, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia, qui định cách thức, thời gian, qui trình tiến hành thực hiện nội dung kiểm tra; hình thức kiểm tra (kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm tra chéo,..).

Đánh giá kết quả đánh giá, kiểm tra phải đảm bảo tính dân chủ, công khai và khách quan.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Nắm vững các văn bản hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra từ trung ương xuống địa phương và được triển khai rộng rãi và phổ biến đến toàn thể giáo viên trước khi thực hiện công tác kiểm tra; trong quá trình kiểm tra phải thực hiện một cách khách quan, dân chủ và công khai.

93

Tổ chức kiểm tra đánh giá phải đực thực hiện đúng theo kế hoạch, đúng qui trình, đúng quy chế. Kết quả đánh giá phải khách quan và người được đánh giá phải được biết kết quả kiểm tra đánh giá đối với mình trên cơ sở đó để người được đánh giá khắc phục những hạn chế trong thời gian tiếp theo.

Đội ngũ những người làm công tác kiểm tra phải là người có năng lực, uy tín, tránh tình trạng nể nang, ngại đụng chạm. Bên cạnh cần làm tốt công tác tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên để họ thấy rõ mụ đích và ý nghĩa của việc kiểm tra mà thực hiện tốt công tác phối hợp trong quá trình kiểm tra; đồng thời giáo viên nắm được các yêu cầu đánh giá để làm cơ sở cho việc tự bồi dưỡng thường xuyên cho bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 101 - 104)