Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 77)

B. NỘI DUNG

2.4.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

Bảng 2.19. Kết quả kiểm tra, đánh giá giáo viên tiểu học

Nội dung Mức độ ĐTB Thứ

bậc

Tốt Khá TB Yếu

1. Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên trong thời gian qua

SL 41/110 61/110 8/110

3,3 3 TL

%

37,2 55,5 7,3

2. Thái độ giáo viên khi tham gia vào hoạt động kiểm tra đánh giá của nhà trường

SL 63/110 47/110

3,6 1 TL

% 57,2 42,8 3. Kết quả kiểm tra

đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp SL 55/110 44/110 11/110 3,5 2 TL % 50,0 40,0 10,0 4. Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm

SL 47/110 52/110 09/110 02/110

3,1 4 TL

% 42,8 47,3 8,1 1,8

Bảng 2.19 cho thấy, việc đánh giá phân loại công chức, viên chức hàng năm được thực hiện theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015, về đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Đây là việc làm thường xuyên đối với cán bộ, GV, nhân viên trong các nhà trường sau khi kết thúc năm học. Phòng GD-ĐT chỉ đạo các đơn tổ chức đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo quy định; tỉ lệ GV được phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt tỉ lệ tương đối 47,3%. Đối với GV được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ yêu cầu phải đạt các tiêu chí về đề tài, sáng kiến kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ nên tỉ lệ đạt tương đối ở mức 42,8% và đa phần tập trung vào những GV có thành tích trong các hội thi, các phong trào thi đua dạy và học. Bên cạnh đó vẫn còn một số GV không hoàn thành nhiệm vụ tỉ lệ 1,8%, tập trung chủ yếu ở những GV vi phạm quy chế chuyên môn, hiệu quả đào tạo thấp, tỉ lệ học sinh bỏ học và học sinh lưu ban chiếm tỉ lệ cao; đây cũng là lực lượng cần được quan tâm bồi dưỡng để nâng cao chất lượng.

67

Đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BGDĐT ngày 04/05/2007, Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp đối với GV tiểu học. Trong thời gian qua công tác xếp loại GV có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy được tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích nhà giáo phấn đấu vươn lên. Qua số liệu khảo sát cho thấy tỉ lệ GV được đánh giá mức tốt theo Chuẩn nghề nghiệp luôn đạt tỉ lệ trên 50% trở lên; điều đáng chú ý tỉ lệ GV xếp loại trung bình chỉ khoảng 3,4% tỉ lệ này không lớn nhưng qua đó nói lên vẫn còn GV hạn chế theo Chuẩn nghề nghiệp, về phẩm chất, năng lực.

Nhìn chung khi đánh giá phân loại công chức, viên chức hay đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp cần phải xem xét thận trọng, do việc đánh giá GV có tư tưởng nể nang, tình cảm dẫn đến việc đánh giá chưa đảm bảo tính khách quan, chính xác. Công tác kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên, một năm chỉ thực hiện 1 lần nên việc uốn nắn những GV còn hạn chế chưa được kịp thời, chưa công bằng, minh bạch nên hiệu quả công tác này còn thấp, kết quả này thể hiện ở tỉ lệ GV xếp loại trung bình 10,0% về đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp và 8,1% được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong đánh giá phân loại công chức, viên chức.

2.4.6. Thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên

Phân tích bảng 2.20 bên dưới cho thấy việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chịu sự tác động và ảnh hưởng nhiều của ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh, Phòng GD&ĐT điểm trung bình rất cao 3,3 xếp vị trí thứ 1 trong tổng số 7 yếu tố được đánh giá; tiếp theo là việc thực hiện qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế khen thưởng trong đơn vị với điểm trung bình 3,2 xếp vị trí thứ 2/7, qua đó thể hiện sự chỉ đạo điều hành của Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường trong việc công tác thi đua khen thưởng, từ đó giáo viên có tư tưởng phấn đấu, tham

68

gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy năng lực trong bồi dưỡng học sinh giỏi của trường cũng như tham gia các hội thi giáo viên giỏi, hội thi khoa học kỹ thuật,…đây cũng là yếu tố quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh với điểm trung bình 3,1 xếp vị trí thứ 3/7; lần lượt tiếp theo đó là các yếu tố cũng ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên là kinh phí sử dụng cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; chính sách thu hút, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên. Đó cũng là những điều kiện cần thiết để giáo viên phấn đấu vươn lên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới. Từ những yếu tố tác động, ảnh hưởng trên, qua kết quả khảo sát và trao đổi với lãnh đạo, chuyên chuyên phòng GD&ĐT, các cán bộ quản lý trường học bản thân tôi nhận thấy nhờ có sự quan tâm của thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh, phòng GD&ĐT và của cấp trên mà việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên được thực hiện đầy đủ và giải quyết kịp thời tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác, tham gia nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển giáo dục

Bảng 2.20. Mức độ ảnh hưởng (AH) đến việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên tiểu học

Yếu tố Mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc AH rất nhiều AH nhiều Ít AH Không AH 1. UBND, Phòng GD&ĐT SL 32 75 3 3,3 1 TL% 29,0 68,2 2,8 2. Chi bộ Đảng, BGH trường SL 15 95 3,1 3 TL% 13,6 86,4 3. Qui chế chi tiêu nội

bộ trường tiểu học

SL 29 78 3 3,2 2

TL% 26,4 70,9 2,7 4. Chính sách thu hút,

chế độ đãi ngộ đối với giáo viên

SL 10 27 34 39 2,1 5

TL% 9,1 24,5 30,9 35,5

5. Kinh phí cho công tác phát triển ĐNGV

SL 20 71 10 9 2,9 4

69

2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

2.5.1. Những thuận lợi về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức trong sáng, tư tưởng, chính trị vững vàng, luôn luôn tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng trong những năm qua được Phòng GD&ĐT thành phố Vị Thanh luôn quan tâm và có rà soát bổ sung hàng năm nhằm tăng cả về số lượng và chất lượng ĐNGV đáp ứng từng bước đổi mới toàn diện giáo dục.

ĐNGV đang trong độ tuổi hăng say, đầy nhiệt huyết và sáng tạo trong công việc chiếm tỷ lệ khá cao, đây là lực lượng nồng cốt của cấp tiểu học trong việc tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và vận dụng sáng tạo các phương pháp khoa học, đổi mới phương pháp dạy học, rút kết kinh nghiệm trong giảng dạy, nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước với những phẩm chất đạo đức, năng lực, kỹ năng sống đủ để đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Đội ngũ cán bộ quản lý tâm huyết với ngành, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục, chủ động, tích cực và sáng tạo trong vận dụng các quan điểm đường lối của các cấp các ngành trong xây dựng và phát triển đơn vị; phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu hàng năm đề ra đối với đơn vị; góp phần giữ vững danh hiệu lá cờ thi đua hàng đầu cho ngành GD&ĐT thành phố.

Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ tại các đơn vị, thực hiện cơ chế tự chủ, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; từ đó các đơn vị đã làm rất tốt

70

công tác khen thưởng, đặc biệt là khen thưởng đột xuất đối với giáo viên cũng như học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi trong và ngoài thành phố.

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cấp các ngành, phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học; chú trong nâng chất trường học đạt chất lượng giáo dục tiến tới công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

2.5.2. Những khó khăn, hạn chế về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Đội ngũ giáo viên tiểu học ở thành phố Vị Thanh có thể nói là đang thừa thiếu cụt bộ, hàng năm vẫn còn số giáo viên thừa nhưng đơn vị lại hợp đồng giáo viên để đảm bảo đủ số giáo viên phục vụ cho việc giảng dạy.

Nhìn tổng thể thì ĐNGV ở thành phố Vị Thanh không đồng đều cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, về cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề và cả về giới tính. Còn một số giáo viên chưa thật sự yêu nghề, yêu trẻ điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học, bậc học nền tảng cho học sinh phổ thông.

Công tác kiểm tra, đánh giá đôi khi còn thực hiện theo hình thức, chưa đi vào chiều sâu, việc đánh giá đôi khi còn vị nể, ngại va chạm, thực hiện phê bình và tự phê bình chưa giúp giáo viên nhìn thấy hết những khuyết điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dễ làm giáo viên đi theo lối mòn, chậm đổi mới.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều khó khăn, đa phần giáo viên tự đào tạo, tự bồi dưỡng là chính, nên giáo viên thường tự mãn với bản thân ít chịu phấn đấu học tập để nâng cao trình độ, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ. Điều này làm hạn chế trong việc nâng chất đội ngũ giáo viên tiểu học.

71

Với tình hình biên chế được giao như hiện nay có thể nói đó là một khó khăn rất lớn cho ngành GD&ĐT; năm 2012 biên chế sự nghiệp giao dục được giao là 993 đến 2019 biên chế sự nghiệp giao dục được giao là 960 giảm 33 biên chế, trong đó hiện nay vẫn còn 109 giáo viên, nhân viên hợp đồng. Hằng năm UBND thành phố đã hỗ trợ ngành GD&ĐT nguồn kinh phí để thực hiện hợp đồng thời vụ đối với giáo viên, bên cạnh đó thì giáo viên hợp đồng không hưởng đầy đủ quyền lợi, chế độ chính sách như giáo viên trong biên chế, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên chưa an tâm trong giảng dạy.

2.5.3. Thời cơ

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tỉnh ủy tỉnh Hậu Giang đã ban hành Chương trình số 202-CTr/TU ngày 10/2/2014 nhằm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, trong ngành giáo dục và toàn xã hội, gắn với các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện.

Qua gần 03 năm triển khai, thực hiện tuy trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng với quan điểm “giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”, “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” cùng với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục nên chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh ngày càng phát triển toàn diện: hệ thống trường, lớp học, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, từng bước nâng cao về số lượng và

72

chất lượng; tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỷ lệ yếu kém giảm hàng năm; duy trì thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; …

Những kết quả nói trên, là nền tảng vững chắc, là cơ sở quan trọng để sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang nói chung và thành phố Vị Thanh nói riêng ngày càng phát triển, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy, tạo cơ hội tiếp cận với những xu thế giáo dục mới, tri thức mới, các mô hình sáng tạo và tư duy đổi mới trong giáo dục,… từ đó tạo nguồn lực phát triển giáo dục.

2.5.4. Thách thức

Chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục. Do đó nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay.

Khoảng cách phát triển về KT-XH, khoa học và công nghệ, GD&ĐT giữa nước ta và các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có xu hướng gia tăng, hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm...

73

Ở trong nước, khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền cũng gây khó khăn đến việc tiếp cận và mất cân bằng chất lượng giáo dục, làm gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục, trong đó có cả người dạy lẫn người học.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Nhìn chung về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành, từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận của nhân dân trong tỉnh; sự nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh trong toàn ngành, tin tưởng rằng giáo dục và đào tạo của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới căn bản, toàn diện và sớm thực hiện đạt được mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.

Bên cạnh những ưu điểm về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trong thời qua, ta thấy vẫn còn một số bất cập nhất định như số lượng thừa thiếu cụt bộ, chất lượng thì chưa tương xứng với trình độ chuyên môn, cơ chế chính sách, công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác tuyển dụng, sử dụng trong thời gian qua,…. hiệu quả mang lại chưa cao, còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Những biện pháp mà đơn vị, cũng như các cấp các ngành đề ra trong thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 77)