Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 44 - 46)

B. NỘI DUNG

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Xây dựng uy tín và thương hiệu cho nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để thu hút giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực và tâm huyết với nghề. Khi nhà trường có chất lượng thì mối quan hệ giữa giáo viên và nhà trường trở nên gắn kết hơn, có giáo viên giỏi thực chất thì mới có nhà trường chất lượng cao, nhà trường có thương hiệu thì cũng là nơi để giáo viên thuận tiện hơn trong phát huy tay nghề của mình. Bên cạnh đó, với uy tín của nhà trường thì sẽ có nhiều lợi thế hơn trong công tác tác tuyển sinh, công tác đào tạo học sinh giỏi, công tác xã hội hóa giáo dục,.. góp phần làm tăng thêm việc làm từ đó tăng thêm thu nhập cho giáo viên, các chế độ đãi ngộ giáo viên cũng được cân nhắc nhằm động viên, khuyến khích giáo viên nỗ lực phấn đấu gắn bó với nhà trường, phát triển đội ngũ mạnh về chất, hết lòng xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh.

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu uy tín của nhà trường thì vai trò quản lý và điều hành của cán bộ quản lý nhà trường cũng đóng vai trò rất quan trọng như để phát triển đội ngũ nhà trường thì người Hiệu trưởng phải có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong gương mẫu và đi đầu trong các hoạt động của đơn vị; nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời có đủ khả năng truyền đạt đến tập thể đơn vị thực hiện đúng theo qui định; trình độ chuyên môn phù hợp và đảm bảo đủ điều kiện để chỉ đạo và điều hành đơn vị; người Hiệu trưởng còn cần có khả năng phân tích, xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển cho đơn vị.

Trong sự nghiệp phát triển giáo dục thì vai trò của lực lượng giáo viên chiếm vị trí rất quan trọng, nó quyết định cho sự lớn mạnh của nhà trường,

34

thương hiệu của nhà trường và chất lượng giáo dục trong nhà trường. Việc phát huy năng lực, thế mạnh của giáo viên trong giảng dạy, giáo dục và các hoạt động hỗ trợ khác sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đồng thời góp phần quan trong phát triện đội ngũ giáo viên.

Xây dựng bộ máy nhà trường rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng thành viên để hoạt động có hiệu quả. Phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần đoàn kết, trật tự kỷ cương, tình thương và trách nhiệm,… có như vậy mới ổn định, phát triển nhà trường và phát triển đội ngũ.

Tiểu kết chương 1

Sau khi đã tổng quan các vấn đề nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, luận văn đã phân tích nội dung một số khái niệm liên quan đến đề tài như: giáo viên, đội ngũ giáo viên, phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học để làm sáng tỏ nhiệm vụ và vai trò của người giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phân tích rõ ràng về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học như về số lượng, chất lượng, về cơ cấu, về phẩm chất, năng lực, công tác quy hoạch đội ngũ, phân công sử dụng đội ngũ, … từ đó làm cơ sở cho sự phát triển đội ngũ.

Phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học phụ thuộc và nhiều yếu tố như cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các chính sách của nhà nước, sự nỗ lực của nhà trường trong việc xây dựng uy tín cho đơn vị cũng như sự nổ lực của ĐNGV trong đơn vị.

Phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học tức là phát triển nguồn nhân lực quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển giáo dục. Từ những cơ sở lý luận của đề tài, tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được thể hiện ở chương 2.

35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 44 - 46)