KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 114 - 118)

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang một số kết luận được rút ra như sau:

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến nội dung nghiên cứu như: giáo viên, đội ngũ giáo viên, phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học để làm sáng tỏ nhiệm vụ và vai trò của người giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học tức là phát triển nguồn nhân lực quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển giáo dục.

Luận văn đã phân tích và làm rõ thực trạng về đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong 03 năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018 và Học kỳ I năm học 2018-2019. Từ đó chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân chủ quan, khác quan về công tác phát triển đội ngũ. Nhìn chung về cơ bản đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành, từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập nhất định như số lượng thừa thiếu cụt bộ, chất lượng thì chưa tương xứng với trình độ chuyên môn, cơ chế chính sách, công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác tuyển dụng, sử dụng trong thời gian qua,…. hiệu quả mang lại chưa cao, còn bộc lộ những hạn chế nhất định , cần được điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với xu thế chung và phù hợp với tình hình chính trị tại địa phương.

Từ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; bản thân đã đề xuất 06 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, cụ thể:

104

Biện pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức.

Biện pháp 2: Quy hoạch phát triển đội ngũ theo kế hoạch năm năm. Biện pháp 3: Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển dụng và sử dụng đội ngũ.

Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho ĐNGV tiểu học.

Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học.

Biện pháp 6: Thực hiện chế độ chính sách và môi trường làm việc của ĐNGV tiểu học ở thành phố Vị Thanh.

Qua quá trình khảo sát cho thấy 6/6 biện pháp điều có tính khả thi và tính cấp thiết trong điều kiện cụ thể của thành phố Vị Thanh. Chính vì thế chắc chắn các biện pháp đã đề xuất sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang

Tham mưu Bộ GD&ĐT – Bộ Nội vụ điều chỉnh bổ sung về định mức số lượng người làm việc vị trí nhân viên (kế toán, y tế, thủ quỹ, văn thư) theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017, Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập.

Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng đặc biệt là các lớp đào tạo cán bộ nguồn như lớp trung cấp lý luận chính trị, lớp quản lý giáo dục,…. để tạo nguồn cán bộ trẻ có đầy đủ phẩm chất năng lực cho ngành.

105

Tham mưu Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang giao biên chế hằng năm đủ đảm bảo cho ngành GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ giáo dục, hiện nay ngành còn hợp đồng trên 100 giáo viên và nhân viên, nhưng biên chế hằng năm giao điều giảm

2.2. Đối với UBND thành phố

Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh Hậu Giang để thực hiện chính sách cử đào tạo và thu hút nhân tài đối với ngành GD&ĐT; tạo điều kiện cho giáo viên tiểu học có trình độ đại học được cử đi đào tạo sau đại học nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố.

Phê duyệt kế hoạch quy hoạch, danh sách quy hoạch chức danh Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng giai đoạn 2015-2020; 2020-2025 dựa trên cơ sở tham mưu của phòng GD&ĐT để ngành GD&ĐT thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ cốt cán.

2.3. Đối với phòng GD&ĐT thành phố

Chỉ đạo các trường làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng; sử dụng và bố trí phù hợp đội ngũ giáo viên; thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho giáo viên

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của trường có đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, có đạo đức nghề nghiệp; Kịp thời và cương quyết xử lý nghiêm túc các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong ngành; chỉ đạo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ

Tổ chức đối thoại ít nhất 1 lần/ năm đối với các đơn vị trực thuộc để nắm bắt tư tưởng, mong muốn của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành; kịp thời khắc phục những hạn chế và đề ra những giải pháp phù hợp trong chỉ đạo, điều hành và quản lý.

106

Tham mưu UBND thành phố cấp, bổ sung kinh phí trong công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị dạy học; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đặc biệt là trường chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các hội thảo, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng sáng tạo khoa học vào giảng dạy. Qua đó giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào quá trình công tác.

2.4. Đối với các trường tiểu học và đội ngũ giáo viên

Hiệu trưởng các trường tiểu học cần thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học; xây dựng chiến lược phát triển nhà trường có tính ổn định lâu dài trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn; tạo môi trường thuận lợi về vật chất và tinh thần để giáo viên an tâm công tác lâu dài và hcoj tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Mỗi giáo viên cần nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của bản thân để tự rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để xứng tầm với công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

107

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 114 - 118)