Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 88 - 92)

B. NỘI DUNG

3.2.1. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước của ngành giáo dục. Đồng thời nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của người giáo viên tiểu học trong sự nghiệp phát triển giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về “ Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; giúp giáo viên tiếp cận với quan điểm giáo dục hiện đại như phương pháp giảng dạy mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại,…

Tạo được sự thống nhất và đồng thuận cao của CBQL và ĐNGV trong công tác phát triển đội ngũ của nhà trường.

Tuyên truyền trong mọi người, mọi lực lượng, mọi tầng lớp xã hội hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nước nhà, nâng cao vị thế của nhà giáo, phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” một truyền thống quý báo của dân tộc ta, tạo được sự đồng hành và chia sẽ của mọi tầng lớp trong công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta còn huy động được lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục để hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục, đó cũng là một trong những tiền đề góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

78

3.2.1.2. Nội dung

Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, quan điểm đường đối, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống đối với CBQL, đội ngũ giáo viên thông qua những nội dung như: học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước qua các lớp triển khai Nghị quyết Đảng, các lớp bồi dưỡng chính trị hè, bồi dưỡng thường xuyên,… Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay ĐNGV cần được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác chuyên môn để nâng cao tay nghề, các lớp ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy, tham gia học tập các mô hình tiên tiến điển hình có khả năng nhân rộng,…từ đó giúp học hiểu sâu sắc hơn vai trò của bản thân trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng của ĐNGV trong công tác phát triển giáo dục; làm cho học hiểu được truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu từ xưa đến nay của dân tộc ta và nó vần sẽ là truyền thống tốt đẹp của ngày hôm nay và mãi mãi về sau. Làm cho toàn xã hội hiểu được vị thế quan trọng của ĐNGV để từ đó nhận thức được trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, chăm lo, đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương nói chung cũng như góp phần phát triển ĐNGV nói riêng.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

* Đối với Phòng GD&ĐT

Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động, các hội thi, hội thao, các lớp học tập chuyên đề, bồi dưỡng, quán triệt nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của ngành, chiến lược phát triển nhà trường nhằm quán triệt tư tưởng và nhận thức của CBQL, giáo viên về công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

79

Phối hợp với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi, đối thoại, học tập và trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhằm giúp giáo viên tiếp cận thêm cái mới, phát huy tư duy, khả năng sáng tạo,… nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng giáo dục.

Tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ngành, huy động lực lượng chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục như tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh phân công các cơ quan, vận động doanh nghiệp đóng trên địa bàn đỡ đầu cho các đơn vị trường học; từ đó làm cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho sự nghiệp phát triển giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần làm cho đội ngũ giáo viên an tâm gắn bó và yêu nghề nhiều hơn, nguyện đóng góp hết khả năng và nghị lực của mình cho sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường nói riêng và của địa phương nói chung.

* Đối với nhà trường

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về nhận thức chính trị, tư tưởng cho ĐNGV thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt chuyên đề sinh hoạt tổ, các hoạt động cộng đồng, …. Việc làm này phải được triển khai từ chi bộ nhà trường nhằm quán triệt nhận thức trong toàn thể đảng viên tiếp theo triển khai đến trong toàn thể Hội đồng nhà trường; góp phần nâng cao vai trò và sức chiến đấu của từng đảng viên là nhà giáo, công chức, viên chức trong nhà trường. Có như vậy từng thành viên trong nhà trường sẽ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao trách nhiệm cá nhân, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Để làm được như vậy lãnh đạo nhà trường phải là lực lượng gương mẫu, kịp thời động viên, khen thưởng và người đi đầu trong các hoạt động phong trào của trường, của ngành, của địa phương; tạo môi trường làm việc

80

kỷ cương, tình thương và dân chủ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau; thực hiện tốt công tác phê bình và tự phê bình trên nguyên tắc thân thiện để từ đó cá nhân nhận thấy được hạn chế khuyết điểm trên cơ sở góp ý của đồng nghiệp để xây dựng kế hoạch khắc phục trong thời gian tiếp theo.

Bên cạnh đó cán bộ, giáo viên cần nắm rõ về văn hóa, lịch sử địa phương, các ngày lễ kỷ niệm trong năm,… từ đó có kế hoạch lồng ghép vào các tiết dạy, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục, nhận thức cho học sinh về ý nghĩa của các ngày lễ trọng đại trong năm, nhất là truyền thống lịch sử của địa phương giúp cho các em tự hào về truyền thống và càng yêu quê hương đất nước nhiều hơn từ đó hướng cho các em đến việc học tập tốt để xứng đáng với truyền thống dựng nước, giữ nước và yêu nước của dân tộc ta.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Cần có sự quan tâm, hỗ trợ và đồng thuận từ các cấp, các ban, ngành đoàn thể và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục; cộng đồng cùng nhau chung tay chăm lo cho giáo dục tức là góp phần tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng quê hương trong tương lai.

Có sự thống nhất từ suy nghĩ đến hành động trong tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường, tạo được khối đoàn kết trong toàn đơn vị. Để được như thế đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường sẽ định hướng xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, thường xuyên kiểm tra giám sát để kịp thời động viên, khuyến khích mọi thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng mẫu mực, có tình thần ham học hỏi, đổi mới,... tất cả vì học sinh thân yêu, vì chất lượng giáo dục của nhà trường và là người tuyên truyền mục tiêu giáo dục đến quần chúng nhân dân.

81

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 88 - 92)