cho công chức
Trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo động lực làm việc cho công chức là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức, trong đó tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng công chức là một trong những hoạt động quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước hiện nay. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cần phải tiến hành thường xuyên và liên tục.
Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đặt ra nhiệm vụ cụ thể “Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước”. Để làm được điều này, việc nâng cao động lực làm việc cho công chức cần yêu cầu cần thiết để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, đồng thời có động lực làm việc tốt, tinh thần xung kích, tận tụy phục vụ nhân dân. [3]
Đội ngũ công chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước; quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách do cơ quan, tổ chức vạch ra. Do đó, đội ngũ công chức cần được quan tâm hơn nữa trong hoạt động tạo động lực làm việc bằng biện pháp đào tạo, bồi dưỡng.
18
Như vậy, có thể thấy đào tạo, bồi dưỡng và tạo động lực làm việc có mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động hai chiều lẫn nhau. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng là biện pháp tác động đến hiệu quả hoạt tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức, còn tạo động lực làm việc là yếu tố tác động khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động của công chức trong nền công vụ đòi hỏi đào tạo, bồi dưỡng phải là biện pháp ưu tiên lựa chọn hàng đầu.