chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Hiện nay, tạo động lực làm việc cho công chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng chưa có định nghĩa chính thức, tuy nhiên từ định nghĩa về tạo động lực nói chung có thể hiểu khái niệm này như sau: “Tạo động lực làm việc cho công chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng là biện pháp tạo động lực mà nhà quản lý áp dụng đối với các công chức trong tổ chức thông qua công cụ đào tạo, bồi dưỡng nhằm truyền năng, khơi gợi và kích thích công chức phát huy nội lực và nỗ lực đạt mục tiêu đã đặt ra”.
- Truyền năng nghĩa là thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cung cấp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành, kiến thức hội nhập quốc tế,... cho công chức để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Khơi gợi nghĩa là thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của công chức, thái độ khi thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở đồng thời cho thấy ý nghĩa và trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức;
- Kích thích nghĩa là tạo niềm vui hoặc gây áp lực cho công chức, thông qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho công chức đáp ứng yêu cầu công việc giúp họ có thêm sự tự tin, nhạy bén và linh hoạt trong giải quyết vấn đề, bên cạnh đó cũng đề cập đến việc gia tăng tính trách nhiệm cho công chức khi thực hiện nhiệm vụ.
19