CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
2.2.2.3. Tạo động lực thông qua xây công tác tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng
Trên xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng lựa chọn hình thức phù hợp để triển khai nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng là cách thức tổ chức khóa học sao cho hiệu quả nhất, phù hợp với nội dung, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện theo Quyết định số 163/QĐ- TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025, trong đó hình thức bồi dưỡng gồm: tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học, bồi dưỡng từ xa phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng; hình thức đào tạo: chính quy, tập trung, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.
Lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng có thể giúp cho công chức vừa có cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng vừa khắc phục được các hạn chế về thời gian, khoảng cách. Ngoài ra, hình thức đào tạo, bồi dưỡng quyết định đến mức độ truyền tải nội dung đào tạo, bồi dưỡng, mà nội dung đào tạo, bồi dưỡng được truyền tải tốt thì tác dụng tạo động lực cũng phát huy hiệu quả. Vì vậy, tác giả tiến hành khảo sát mức
39
độ truyền tải nội dung đào tạo, bồi dưỡng của hình thức đào tạo, bồi dưỡng đến công chức và thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của công chức về mức độ truyền tải nội dung đào tạo, bồi dƣỡng của hình thức đào tạo, bồi dƣỡng (Nguồn: Điều tra sơ cấp tháng 8/2020)
Trong tổng số 105 công chức tham gia khảo sát, với hình thức đào tạo, bồi dưỡng mà Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện có 13,33% công chức (14/105 phiếu) cho rằng truyền tải rất tốt nội dung đào tạo, bồi dưỡng, 56,19% công chức (59/105 phiếu) cho rằng truyền tải được nội dung đào tạo, bồi dưỡng, 25,71% công chức (27/105 phiếu) cho rằng bình thường và 4,76% công chức (5/105 phiếu) cho rằng không truyền tải được nội dung đào tạo, bồi dưỡng [Phụ lục 01, câu 5].
Quan sát biểu đồ 2.4, khi cơ quan lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng phần lớn công chức cho rằng truyền tải được nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng có thể gây khó khăn hay bất lợi cho công chức trong việc tiếp thu kiến thức và sắp xếp công việc tại cơ quan. Vì vậy mà công chức cân đối được giữa tiếp thu kiến thức và công việc họ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu như cơ quan lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp sẽ được công chức đánh giá cao sự nghiêm túc trong chính sách phát triển công chức. Từ đó, công chức sẽ nỗ lực học tập và tiếp thu kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc tốt hơn. Việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở để hiện thực hóa kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua việc xác định cách thức tiến hành các đào tạo, bồi dưỡng, các khoá đào tạo, bồi dưỡng sẽ xác định chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Căn cứ vào chương trình đào
13.33
56.19 25.72 25.72
4.76
Truyền tải rất tốt nội dung Truyền tải được nội dung
40
tạo, bồi dưỡng các khoá đào tạo, bồi dưỡng xác định: tài liệu học; phương tiện dạy và học cho từng khoá học; giảng viên; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Cách thức tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng dựa trên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được xây dựng trước đó. Chất lượng của chương trình đào tạo, bồi dưỡng quyết định đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và ảnh hưởng đến sự đánh giá của công chức đối với chính sách nhân sự. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng càng khoa học thì hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng sẽ được nâng lên và có tác dụng khích lệ công chức.
Hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có diễn ra hiệu quả hay không thì phải tìm câu trả lời các câu hỏi: Kế hoạch tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng có được xây dựng rõ ràng, đầy đủ không? Có thực hiện dầy đủ việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng? Có đảm bảo số lượng và chất lượng giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng? Thời gian đào tạo, bồi dưỡng được lựa chọn phù hợp không? Công tác phục vụ hậu cần khóa đào tạo, bồi dưỡng có thực hiện tốt không?
Nếu không đảm bảo thực hiện tốt hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng sẽ gây cản trở quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng, làm công chức hao tốn sứa lực ,thời gian và bị ức chế tâm lý. Ngược lại nếu công tác tổ chức thực hiện mang lại thuận lợi cho công chức, khiến họ đón nhận kiến thức, kỹ năng tích cực hơn. Tác giả đã tiến khảo sát về mức độ hài lòng của công chức đối với công tác tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng và thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.5: Đánh giá mức độ hài lòng của công chức dối với công tác tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dƣỡng (Nguồn: Điều tra sơ cấp tháng 8/2020)
26.67
42.86 15.24 15.24
15.23
41
Qua kết quả khảo sát [Phụ lục 01, câu 6], có thể thấy được đánh giá của công chức về tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Trong tổng số 105 người tham gia khảo sát, có 26,67% công chức (28/105 phiếu) cho rằng rất hài lòng, 42,86% công chức (45/105 phiếu) cho rằng hài lòng, 15,24% công chức (16/105 phiếu) bình thường, còn lại 15,23% công chức cho rằng không hài lòng đối với tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng.
Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy được công chức tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao hoạt động tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy trong quá trình công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng, lãnh đạo cơ quan luôn theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức lấy ý kiến của công chức về chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà công chức đang tham gia.
Tóm lại, hoạt động tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng là một nội dung tạo động lực làm việc cho công chức tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Cách thức tiến hành đào tạo, bồi dưỡng và hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần khiến cho công chức thấy được cơ quan luôn quan tâm đến qua trình thỏa mãn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của họ. Vì vậy mà họ luôn cảm thấy thuận lợi khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mà không ảnh hưởng đến công việc tại tổ chức.