Tạo động lực thông qua xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh lâm đồng (Trang 40 - 43)

CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

2.2.2.1. Tạo động lực thông qua xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng

Trước đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chưa quan tâm đúng mức tới việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Công chức đi học chủ yếu để đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc cử công chức đi học chưa gắn với nhu cầu sử dụng, bố trí sau đào tạo, bồi dưỡng. Hơn nữa, đào tạo, bồi dưỡng chưa bù đắp được những thiếu hụt về trình độ, năng lực cần có để hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, đào tạo, bồi dưỡng có những chuyển biến tích cực. Hiện nay, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng được Ủy ban nhân dân nhấn mạnh là một khâu quan trọng trong cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Chênh lệch hay thiếu hụt về năng lực của công chức có thể giải quyết thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chính là nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng (Nguồn: Phỏng vấn sâu lãnh đạo Sở NV Lâm Đồng ngày 15/5/2020). Việc xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân đáp ứng những thiếu hụt về năng lực cho công chức.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Công chức đang làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng được tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân thông qua tùy từng nhân sự cụ thể sẽ đi đào tạo, bồi dưỡng về các nội dung:

33

- Đào tạo bao gồm: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp.

- Bồi dưỡng bao gồm: lý luận chính trị, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp; quốc phòng- an ninh; cập nhật kiến thức theo chuyên ngành; kiến thức, kỹ năng chung; bồi dưỡng khác.

- Mỗi vị trí việc làm yêu cầu những kiến thức, kỹ năng riêng vì vậy nội dung đào tạo, bồi dưỡng xây dựng trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng sẽ thỏa mãn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và có tác động đến động lực làm việc của công chức. Vì vậy, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ thỏa mãn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức thông qua xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của công chức về mức độ thỏa mãn nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của nội dung đào tạo, bồi dƣỡng (Nguồn: Điều tra sơ cấp tháng 8/2020)

Trong tổng số 105 công chức tham gia khảo sát mức độ thỏa mãn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức thông qua xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có 57,14% công chức (60/105 phiếu) cho rằng rất thỏa mãn; 21,91% công chức (23/105 phiếu) cho rằng thỏa mãn; 20,95% công chức (22/105 phiếu) cho rằng bình thường. Tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng không có công chức cho rằng họ không thỏa mãn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thông qua xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng [Phụ lục 01, câu 1].

57.14 21.91 21.91

20.95 0

34

Khi nội dung đào tạo, bồi dưỡng được xác định đúng có thể bù đắp được những chêch lệch giữa kiến thức, kỹ năng cần có với những kiến thức, kỹ năng cần có. Khi đó, công chức có đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc. Những thiếu hụt về năng lực được coi là yếu tố gây cản trở công chức, nếu tình trạng này kéo dài dễ gây ra sự chán nản trong thực hiện công việc. Tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, phần lớn công chức cho rằng nội dung đào tạo, bồi dưỡng thỏa mãn nhu cầu của họ. Công chức sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu với những công việc mà họ đủ năng lực để thực hiện và thúc đẩy họ làm việc tích cực hơn.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng của công chức về kiến thức, kinh nhiệm hội nhập quốc tế giúp họ có cái nhìn mới về nền công vụ khi bước vào thời đại hội nhập, đổi mới tư duy, đề xuất ý kiến sáng tạo, thay đổi cách thức xử lý công việc. Vì vậy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhất là về lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp có tác dụng khơi gợi trong họ những giá trị, niềm tin. Vì vậy, tác giả đã tiến hành khảo sát cảm nhận của công chức về tầm quan trọng của công việc mà công chức đang đảm nhận.

Kết quả khảo sát [Phụ lục 01, câu 2] đánh giá của công chức về tầm quan trọng của công việc sau đào tạo, bồi dưỡng có xu hướng tăng so với trước khi được đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, số ý kiến cho rằng công việc quan trọng với bản thân công chức tăng 08 ý kiến. Số ý kiến cho rằng công việc quan trọng với tổ chức tăng 07 ý kiến. Số ý kiến cho rằng công việc quan trọng với xã hội tăng 03 ý kiến.

Như vậy, công việc có ý nghĩa càng lớn, hoặc quan trọng với bản thân công chức, với tổ chức và xã hội, thì càng có cơ hội nhận được sự quan tâm, chú ý, sự đầu tư công sức thời gian của người lao động. Qua đó, tác giả thấy được ý nghĩa tầm quan trọng mà công việc đối với công chức tăng lên cả đối với bản thân, đối với tổ chức và xã hội. Nếu công chức cho rằng, công việc mình làm là quan trọng, họ sẽ cảm thấy chính bản thân họ cũng quan trọng và có thêm động lực làm việc.

Tóm lại, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện tốt nội dung tạo động lực làm việc thông qua xác định tốt nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể hoạt động xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giúp

35

công chức có thêm những kiến thức, kỹ năng hoàn thành tốt công việc và nâng cao nhận thức của họ về ý nghĩa tầm quan trọng của công việc mà họ đang làm. Từ đó thúc đẩy công chức có sự tự tin và trách nhiệm hơn với công việc

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh lâm đồng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)