B. Phần riêng
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC THÔNG QUA ĐÀO
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC THÔNG QUA ĐÀO
TẠO, BỒI DƢỠNG TẠI Ủy ban nhân dân TỈNH LÂM ĐỒNG
Thưa ông! Tôi là học viên đang nghiên cứu đề tài “Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng”. Được biết ông là người triển khai các quyết định chỉ đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác tạo động lực làm việc cho công chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng cũng như thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này, tôi xin vài phút trao đổi với ông, rất mong sự phối hợp và chia sẻ thông tin từ phía ông.
Tôi xin cam kết những thông tin mà ông cung cấp chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài, không vì bất kỳ lý do nào khác.
Trân trọng cảm ơn ông!
Câu 1: Thƣ ông, hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tiến hành dựa trên những cơ sở pháp lý nào?
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện Nghị định số 101/2017/NĐ- CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.
Câu 2: Mục đích đào tạo, bồi dƣỡng có nhằm tạo động lực làm việc cho công chức không và cơ quan có ban hành văn bản nào làm cơ sở cho việc tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dƣỡng hay không?
Mục đích đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ cho đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nội vụ. Tôi nghĩ mục
74
đích của đào tạo, bồi dưỡng tác động gián tiếp đến động lực làm việc của công chức vì nó thỏa mãn nhu cầu được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với vị trí công tác của mỗi công chức
Hiện nay, Trung ương và địa phương chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về công tác tạo động lực làm việc cho công chức. Vì vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chưa có cơ sở pháp lý để cụ thể hóa nội dung này trong các văn bản điều hành tại cơ quan.
Câu 3: Cơ quan ông có xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng không? Hoạt động xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tiến hành nhƣ thế nào?
Văn phòng Sở Nội vụ căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm của Ủy ban nhân dân Tỉnh. Căn cứ nguồn nhân sự, quy hoạch nhân sự tại Cơ quan, Văn phòng xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Trên cơ sở Kế hoạch đề ra trong năm, thông báo chiêu sinh các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Tỉnh. Văn phòng Sở sẽ tham mưu từng đối tượng cụ thể tham gia đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, vị trí việc làm. Trên cơ sở đề xuất nhân sự đào tạo, bồi dưỡng của Văn phòng Sở, Ban Giám đốc Sở Nội vụ họp và cho ý kiến cụ thể từng đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thực tế.
Câu 4: Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dƣỡng cơ quan Ông có tiến hành đánh giá sau đào tạo, bồi dƣỡng hay không?
- Đánh giá phản ứng của người học: Họ đánh giá như thế nào về đào tạo, bồi dưỡng vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thời điểm sau đào tạo.
- Đánh giá kết quả học tập: Xem xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học. Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
Căn cứ vào kết quả đào tạo, bồi dưỡng mà cơ quan tiến hành khen thưởng đối với những trường hợp có thành tích tốt, đối với những trường hợp không đạt yêu cầu thì xử lý theo quy định.
75
Câu 5: Theo ông, hiệu quả sau đào tạo, bồi dƣỡng tác động nhƣ thế nào đến động lực làm việc của công chức?
Hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng bao gồm sự cải thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ của công chức sau khi tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng. Nếu như khóa đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức có chất lượng thì những gì mà công chức học được sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng để phục vụ công việc của họ và trách nhiệm của họ vì thế cũng sẽ được nâng lên. Từ đó, thúc đẩy công chức nổ lực và phấn đấu làm việc hiệu quả hơn.
Câu 6: Sau đào tạo, bồi dƣỡng cơ quan ông có tiến hành bổ nhiệm, bố trí, sử dụng công chức đúng với chuyên môn đƣợc đào tạo hay không? Điều này có ảnh hƣởng đến động lực làm việc của công chức nhƣ thế nào?
Đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với hoạt động quy hoạch, kế hoạch bố trí, sử dụng công chức tại cơ quan. Công chức trong quy hoạch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ được quy hoạch. Tuy nhiên, không phải công chức nào trong quy hoạch tham gia đào tạo, bồi dưỡng cũng được thăng chức.Về vấn đề bố trí, sử dụng công chức sau đào tạo, bồi dưỡng. Công chức trước khi đi đào tạo, bồi dưỡng được xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để công chức đó đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. Vì vậy, sau khi đào tạo, bồi dưỡng công chức đó vẫn giữ vị trí việc làm được xác định trước đó chứ không bố trí sang một vị trí khác.
Câu 7: Ông có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của công chức tại cơ quan hay không?
Hoạt động tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhóm biện pháp cải thiện môi trường làm việc cho công chức. Muốn nâng cao động lực làm việc cho công chức hiệu quả thì phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, kết hợp với nhau và phù hợp với từng đối tượng công chức.
76
PHỤ LỤC 04