CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
2.2.2.2. Tạo động lực thông qua xây dựng chính sách đào tạo, bồi dƣỡng
Muốn tạo động lực cho công chức bằng những phần thưởng là những khóa đào tạo, bồi dưỡng, thì trước hết cần xây dựng một chính sách đào tạo, bồi dưỡng có định hướng đến nhu cầu của công chức. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả:
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đảm bảo đúng pháp luật, không trái với những quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng. Quy chế đào tạo, bồi dưỡng tại cơ quan đều dựa trên những văn bản quy phạm của Trung ương, kế hoạch, quy hoạch của tỉnh và tại cơ quan. Tuy nhiên chưa đảm bảo tính đặc thù riêng, vì ở mỗi cơ quan có đặc điểm và điều kiện khác nhau. Hơn nữa, trình độ nhận thức của công chức ở mỗi cơ quan, đơn vị là khác nhau. Vì vậy mà trong việc thực hiện chính sách còn thiếu sự chủ động, khó có thể bám sát được nhu cầu của mỗi công chức.
- Chính sách đảm bảo quyền lợi của công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Cán bộ công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được cơ quan bố trí thời gian và kinh phí theo chế độ quy định; trong trường hợp cán bộ công chức theo nguyện vọng cá nhân mà được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được cơ quan hỗ trợ về thời gian và kinh phí tuỳ theo khả năng và điều kiện cho phép; trong thời gian được cử đi dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân có chế độ ưu tiên trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn sâu thì nguồn kinh phí hỗ trợ cho đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước mà chưa có riêng
36
nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Chính sách hỗ trợ công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thể hiện sự đầu tư của cơ quan sử dụng công chức đối với chính sách phát triển nguồn nhân lực. Tác giả đã tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng của công chức đối với chính sách hỗ trợ công chức tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng và đạt được một số kết quả:
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về mức độ hài lòng của công chức đối với chính sách hỗ trợ khi tham gia đào tạo, bồi dƣỡng (Nguồn: Điều tra sơ cấp tháng 8/2020)
Kết quả khảo sát [Phụ lục 01, câu 3], trong tổng số 105 công chức tham gia DTBD có 16,19% công chức 17/105 phiếu) rất hài lòng về chính sách hỗ trợ, 20% công chức (21/105 phiếu) cho rằng hài lòng, 29,52% công chức (31/105 phiếu) bình thường, 34,29% công chức (36/105 phiếu) cho rằng không hài lòng với chính sách hỗ trợ khi công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Chính sách hỗ trợ công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng là một bộ phận trong hệ thống chính sách về đào tạo, bồi dưỡng. Chính sách hỗ trợ công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thể hiện thái độ của cơ quan đối với công chức: cơ quan quan tâm hay thờ ơ với công chức, tôn trọng hay coi nhẹ họ. Qua quan sát biểu đồ 2.2, chính sách hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhận được chưa sự hài lòng từ đa số công chức, điều này có thể khiến công chức cảm thấy họ không được tạo điều kiện thuận lợi để họ phát triển năng lực. Vì vậy mà công chức cảm thấy không thoải mái khi tham gia đào tạo, bồi
16.19
20
29.52 34.29 34.29
37
dưỡng. Từ đó, chính sách về hỗ trợ công chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng không được đánh giá cao.
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân chưa quy định cụ thể có những tiêu chí trong lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Việc cử công chức đi học còn dựa trên những chỉ tiêu, cử công chức đi học để đáp ứng tiêu chuẩn bằng cấp mà ít quan tâm đến nhu cầu thực sự của công chức. Đánh giá của công chức về tính công bằng. Tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá của công chức về mức độ công bằng trong lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và thu được kết quả:
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của công chức về mức độ công bằng trong lựa chọn đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng (Nguồn: Điều tra sơ cấp tháng 8/2020)
Trong số 105 người tham gia khảo sát, có 19,05% công chức (20/105 phiếu) cho rằng việc lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng là rất công bằng, 37,14% công chức (39/105 phiếu) đánh giá công bằng, 15,23% công chức (16/105 phiếu) cho rằng bình thường. Còn lại 28,57% công chức (30/105 phiếu) đánh giá việc lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng là không công bằng [Phụ lục 02, câu 4].
Trong đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, nhà quản lý cần xây dựng những tiêu chí phù hợp làm cơ sở lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu đảm bảo tính khách quan, công bằng giữa các công chức với nhau. Mặc dù, việc lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
19.05
37.14 15.24 15.24
28.57
38
được đa số công chức đánh giá là công bằng và rất công bằng. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có 28,57% công chức cho rằng việc lựa chọn đối tượng là không công bằng.
Qua phỏng vấn sâu, việc lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân còn nặng về vấn đề bổ sung bằng cấp cho quy hoạch và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng mà chưa dựa trên những tiêu chí cụ thể. Đối tượng được cử đi học không dựa trên sự nỗ lực làm việc của công chức vì vậy việc lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng không khích lệ được tinh thần phấn đấu, nỗ lực làm việc của công chức.
Tóm lại, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực việc xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa khiến cho công chức nhận thấy được sự hỗ trợ và quan tâm sát sao đối với tất cả các cá nhân từ phía tổ chức, trong đó việc lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự dựa trên thực trạng của tổ chức, nhu cầu công việc và năng lực của công chức.