Giải pháp tăng cường tạo động lực làm việc cho công chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh lâm đồng (Trang 63 - 65)

CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

3.2.3. Giải pháp tăng cường tạo động lực làm việc cho công chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng

đó phải nêu rõ các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm và phối hợp thực hiện.

3.2.3. Giải pháp tăng cường tạo động lực làm việc cho công chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng thông qua đào tạo, bồi dưỡng

Để nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho công chức thông qua đào tạo, bồi dưỡng thì cơ quan quản lý công chức phải hoàn thiện nội dung tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm các nội dung sau:

Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công chức qua xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức theo ngạch, theo chức danh khác nhau theo yêu cầu của từng vị trí công tác, vị trí việc làm... Tuy nhiên, cho đến nay việc lựa chọn các nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn có sự trùng lặp, chưa sát so với tình hình thực tế; một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa đề cao tầm quan trọng của kỹ năng, nhất là các kỹ năng mềm. Do đó chưa tạo được sự chuyển biến

56

tích cực, nhiều công chức còn hạn chế năng lực, kỹ năng trong thực thi công vụ. Bên cạnh đó, các nội dung về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Trước những tồn tại đó đòi hỏi Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần phải chú trọng đến hoạt động điều tra, khảo sát nhu cầu của từng vị trí công việc của công chức, căn cứ vào đó có thể lựa chọn những nội dung kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để tổ chức biên soạn nội dung tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng công chức ở những vị trí, chức danh khác nhau.

Giải pháp hoàn thiện tạo động lực làm việc cho công chức qua xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về đào tạo, bồi dưỡng hay những quy định chưa cụ thể về điều kiện cán bộ công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, về chế độ phụ cấp mức độ tạo điều kiện cho học viên theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng…Đây cũng là hạn chế trong xây dựng chính sách Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Chính vì vậy mà một bộ phận công chức đánh giá không cao sự chăm lo của tổ chức trong việc tạo ra môi trường thân thiện, phát triển bản thân họ. Vì vậy đã ảnh hưởng không tốt đến động lực làm việc của họ. Để hạn chế những tồn tại, bất cập cần phải tiến hành rà soát, đánh giá đúng những hạn chế, vướng mắc của hệ thống thể chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, từ đó đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức. xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức phải có tính toàn diện về đối tượng, đặc biệt là tính công bằng trong quá trình lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cần căn cứ vào thực trạng của tổ chức, nhu cầu công việc và năng lực công tác. Việc lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính công bằng dựa vào những tiêu chí cụ thể nhằm để công chức cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ có lòng tin với lãnh đạo, tổ chức. Về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, chưa đảm bảo hết nhu cầu về và tài liệu, phương tiện đi lại, ăn, thuê chỗ nghỉ.

Giải pháp hoàn thiện tạo động lực làm việc cho công chức qua tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Đa dạng và kết hợp các hình thức đào tạo, bồi dưỡng để

57

công chức có thể tiếp thu hiệu quả kiến thức, kỹ năng một cách tốt nhất, phù hợp với năng lực và chuyên môn của từng đối tượng. Việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện đồng bộ và có chất lượng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tài liệu học; phương tiện dạy và học cho từng khoá học; giảng viên; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng càng khoa học thì hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng sẽ được nâng lên và có tác dụng khích lệ công chức.

Giải pháp hoàn thiện tạo động lực làm việc cho công chức qua đánh giá đào tạo, bồi dưỡng. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần chú trọng thực hiện đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng tại cơ quan. Trong đó, quan tâm đến công tác xây dựng đồng thời tiến tới việc hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, bao gồm hệ thống các tiêu chí đánh giá: mức độ tương thích giữa nội dung, chương trình và tiêu chuẩn ngạch; chức vụ lãnh đạo, quản lý; năng lực của đội ngũ giảng viên; vị trí việc làm; năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành với nhiều hình thức: đánh giá trong, đánh giá ngoài hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ đánh giá có thể chủ động thuê các cơ quan đánh giá mang tính độc lập nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực. Thực hiện tốt nội dung tạo động lực làm việc cho công chức thông qua đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích công chức tham gia đóng góp ý kiến và giúp công chức nhìn thấy được kiến thức, kỹ năng của mình đang ở mức độ nào để họ tiếp tục hoàn thiện bản thân.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng cho công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh lâm đồng (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)