PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lí, cơ cấu lao động của công ty
Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Chức năng của các bộphận trong công ty
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân và lãnh đạo cao nhất của công ty có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm sau cùng về các hoạt động. Là người xây dựng những chiến lược phát triển của công ty, tham gia đối ngoại, gặp gỡnhững khách hàng lớn.
Quản đốc: là vị trí công việc thuộc bộphận quản lý, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, bao gồm quản lý con người, máy móc, môi trường, chất lượng sản phẩm, quản lý – xử lý đơn hàng, giải quyết vấn đề phát sinh,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình công nghệ được giao. Quản đốc làngười chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và các phòng, ban chuyên
GIÁM ĐỐC QUẢN ĐỐC PHÒNG KĨ THUẬT PHÒNG QUẢN LÍ SẢN XUẤT PHÒNG HCNS PHÒNG KH-XNK PHÒNG KINH DOANH TỔ ỦI GẤP TỔKCS CHUYỀN SẢN XUẤT TỔCẮT
môn khác trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động trong xưởng, bao gồm cả lao động và máy móc thiết bị.
Phòng KH-XNK: Làm việc trực tiếp với khách hàng của mình. Tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hang, nhận các hợp đồng, đơn đặt hàng với doanh nghiệp. Tiến hành hoàn tất thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Tiến hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phù hợp với đặcđiểm của từng loại hàng hóa.
Phòng kếtoán: Thực hiện nhiệm vụkiểm soát dòng tiền từcác hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty theo các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và công ty TNHH. Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động thu, chi tài chính của công ty, đảm bảo đầy đủchi phí cho các hoạt động lương, thưởng,… lập phiếu thu chi cho tất cảnhững chi phí phát sinh.Và chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủtình hình hiện có, lập chứng từvềsự thay đổi của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của nhà nước. Lập báo cáo kế toán đểtrình Giámđốc.
Phòng nhân sự: Có nhiệm vụxây dựng, kiểm soát và bố trí nguồn nhân lực phù hợp cho từng bộ phận của công ty. Tiến hành tham gia tuyển dụng và giải quyết các vấn đềvề lương bổng cũng như phúc lợi cho nhân viên.
Phòng kĩ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lí của công ty, có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác kĩ thuật, công nghệ định mức và chất lượng sản phẩm. Thiết kế, triển khai thi công sản phẩm ở các khâu sản xuất. Tổ chức kiểm tra quản lí công nghệ và chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản phẩm.
Phòng kinh doanh: Là phòng trực tiếp tìm kiếm nguồn khách hàng cho công ty và hỗ trợ khách hàng. Lượng khách hàng của công ty phụthuộc phần lớn vào bộphận này. Nhân viên trực tiếp gặp gỡ khách hàng, tư vấn vềsản phẩm, thu thập những yêu cầu từ phía khách hàng để bước đầu hình thành nên sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ cũng đảm nhận công việc giao hàng khi sản phẩm đã sản xuất xong, khi đã xuất ra khỏi xưởng.
Tổ cắt: là một công đoạn đầu tiên và quan trọng trong quy trình may. Có nhiệm vụ là cắt vải theo yêu cầu và cung cấp cho các chuyền may.
Chuyền may: là một hệ thống sản xuất trong ngành may mặc, bao gồm các công Trường Đại học Kinh tế Huế
nhân may và trang thiết bị máy may, để thực hiện nhiệm vụ may và lắp ráp các chi tiết hoàn chỉnh theo một quy trình thống nhất.
Tổ KCS: KCS là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹthuật, công nghệ và chất lượng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp. Công việc của nhân viên KCS tương đương với nhân viên kiểm soát chất lượng sản phẩm
Tổ ủi gấp: là công đoạn ủi các sản phẩm sau khi đã được kiểm tra chất lượng và tiến hành gấp sản phẩm để hoàn thiện và đóng gói