Nghĩa của XHHGD ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 31 - 32)

Võ Tấn Quang cho rằng, làm tốt công tác xã hội hóa công tác giáo dục có những ý nghĩa thiết thực như: Nâng cao tính chất nhân dân, bản sắc dân tộc của nền giáo dục nước ta; tạo ra một “xã hội học tập” vừa phát huy truyền thống của dân tộc ta – một dân tộc hiếu học – thực hiện “ai cũng được học hành” và phù hợp với xu hướng của thời đại “học tập thường xuyên”, “học suốt đời”, giáo dục cho mọi người; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát huy hiệu quả xã hội của giáo

dục; góp phần làm cho giáo dục phục vụ những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là một con đường để thực hiện dân chủ hóa giáo dục (Võ Tấn Quang, 2001).

Theo Phạm Thị Thu Hương, xã hội hóa công tác giáo dục có ý nghĩa: Huy động tối đa mọi tiềm năng của xã hội để phục vụ cho sự phát triển của giáo dục; tạo nên tính dân chủ trong giáo dục; tạo ra sự công bằng trong giáo dục; góp phần nâng cao hiệu quả quản lí của Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống hiếu học của dân tộc (Phạm Thị Thu Hương, 2017).

Từ đó, ta thấy rằng, XHHGD ở trường THCS có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là các trường THCS thuộc các huyện miền núi, vùng cao, bởi vì XHHGD giúp: (1) Huy động được nguồn tài lực của xã hội, trong cộng đồng để xây dựng thêm phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, …; mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của học sinh; (2) Huy động được nguồn nhân lực để cùng nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục, trải nghiệm; hỗ trợ nhà trường vận động học sinh ra lớp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường; (3) Tạo cơ hội cho người dân, cha mẹ học sinh được tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; tham gia giám sát các hoạt động giáo dục của nhà trường; xây dựng hiệu quả sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; (4) Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và hiện đại để các em học sinh THCS được học tập và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)