Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 121 - 123)

Từ thực trạng công tác XHHGD của các trường THCS thuộc các xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thì cả 06 biện pháp trên đều rất quan trọng và cần thiết. Để thực hiện thành công bất kì công việc gì dù lớn hay nhỏ thì người thực hiện đều phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Do vậy, biện pháp (1) “Tăng cường xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công tác XHHGD của hiệu trưởng nhà trường” là biện pháp tiên quyết giúp hiệu trưởng nhà trường xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện công tác XHHGD của mình; đồng thời giúp cho lực lượng tham gia vào công tác XHHGD thấy được nguồn lực mình tài trợ đảm bảo đúng mục đích và khả thi. Biện pháp 2 “Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò và tầm quan trọng của công tác XHHGD đối với sự phát triển giáo dục nhà trường, huy động cộng

đồng tham gia thực hiện công tác XHHGD” giúp cho hiệu trưởng nhà trường nắm bắt được thực trạng, tình hình, bối cảnh nhà trường trong triển khai thực hiện công tác XHHGD của mình. Bên cạnh đó việc tuyên truyền giúp cho cộng đồng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác XHHGD trong việc góp phần phát triển giáo dục nhà trường cũng như trách nhiệm, vai trò của mỗi cá nhân trong nhiệm vụ xây dựng xã hội nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng. Biện pháp (3) “Đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực trong tổ chức thực hiện công tác XHHGD” là biện pháp cần thiết giúp hiệu trưởng nhà trường đưa ra nhiều hình thức thực hiện công tác XHHGD khi xây dựng kế hoạch công tác xã hội hóa của mình. Qua đó, hiệu trưởng nhà trường có được các hình thức huy động nguồn lực xã hội hóa một cách linh hoạt, phong phú và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, giúp cho các lực lượng tham gia vào công tác XHHGD của nhà trường cảm thấy thoải mái, có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển giáo dục của nhà trường bằng chính khả năng của mình, không còn thắc mắc về tình trạng “lạm thu” ở các trường như báo chí trong thời gian qua đã phản ánh. Biện pháp (4) “Tăng cường sự chỉ đạo, giám sát của hiệu trưởng trong quá trình thực hiện công tác XHHGD của nhà trường” giúp cho hiệu trưởng nhà trường nắm bắt được tiến độ triển khai thực hiện công tác XHHGD so với kế hoạch đề ra cũng như có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Biện pháp này quyết định sự thành công của biện pháp (1) và biện pháp (3) cũng như hỗ trợ thực hiện biện pháp (5) được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Biện pháp (5) “Tăng cường công tác tự kiểm tra, đánh giá và công khai kết quả công tác XHHGD của hiệu trưởng nhà trường” là biện pháp không thể tách rời với biện pháp (1) và hỗ trợ thực hiện biện pháp (4). Biện pháp này giúp hiệu trưởng nhà trường kịp thời điều chỉnh kế hoạch công tác XHHGD của mình cũng như đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch có đáp ứng với mục tiêu đề ra hay không.

Biện pháp (6) “Tăng cường quản lí các điều kiện hỗ trợ công tác XHHGD ở các trường” là biện pháp cụ thể giúp hiệu trưởng nhà trường tổ chức tốt tất cả các biện pháp từ (1) đến (5) bởi vì các điều kiện hỗ trợ là yếu tố cần thiết để triển khai thành công các biện pháp thực hiện công tác XHHGD nói riêng và công tác XHHGD

của nhà trường nói chung.

Tóm lại, mỗi biện pháp đều có vai trò và nội dung khác nhau nhưng chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nếu thiếu một trong các biện pháp trên thì hiệu quả quản lí công tác XHHGD của nhà trường có thể sẽ không đạt kết quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)