Nội dung XHHGD ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 36 - 37)

Theo Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ, XHHGD gồm các nội dung: (1) Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức; vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập; (2) Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục

trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp... đối với sự nghiệp giáo dục; (3) Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân.

Từ nội dung mà Chính phủ quy định trong Nghị quyết số 90 và tình hình thực tế ở các địa phương, ta có thể thấy rằng, nội dung công tác XHHGD ở trường THCS chủ yếu bao gồm:

(1) Tuyên truyền nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương; nâng cao nhận thức trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; hỗ trợ nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường, ngoài nhà trường và tại gia đình học sinh;

(2) Huy động các nguồn lực xã hội tạo môi trường giáo dục thuận lợi trong và ngoài nhà trường như kêu gọi cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, các mạnh thường quân tham gia tài trợ các nguồn nhân lực, vật lực, trí lực và tài lực cho nhà trường, giúp nhà trường đảm bảo các điều kiện tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Khi các trường tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nội dung trên thì chắc chắn trường đó sẽ huy động được tối đa nguồn lực xã hội tham gia vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)