Tổ chức công tác XHHGD của hiệu trưởng các trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 48 - 50)

Chu trình tổ chức thực hiện kế hoạch có thể được hiểu là quá trình tiếp nhận nhiệm vụ và sắp xếp cho các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) sẵn có tương ứng với các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. Do vậy, để tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHHGD tại các trường THCS, hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện các hoạt động sau:

Xây dựng được môi trường thuận lợi, hoan nghênh và khuyến khích sự tham gia của các lực lượng vào thực hiện công tác XHHGD của nhà trường. Tạo được môi trường tham gia một cách cởi mở giúp cho các lực lượng tham gia vào công tác XHHGD của nhà trường cảm thấy thoải mái, tự giác thực hiện thì hiệu quả thực hiện sẽ cao hơn.

Khi đã tạo được môi trường đồng thuận, hiệu trưởng nhà trường xem xét và phân tích năng lực của nhà trường và các thành viên tham gia công tác XHHGD, hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập ban tiếp nhận tài trợ để thực hiện công tác vận động và tiếp nhận các nguồn tài trợ đảm bảo đúng quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GDĐT. Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm các thành phần: Hiệu trưởng nhà trường; Kế toán; Ban đại diện cha mẹ học sinh; Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của trường THCS.

Hiệu trưởng phải biết lựa chọn nguồn nhân lực xã hội và nhóm/cá nhân trong nhà trường tương ứng để phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng nhóm, cá nhân tổ chức thực hiện công tác XHHGD hiệu quả. Việc xem xét và phân tích năng lực vốn có của nhà trường (vật lực, nhân lực, tài lực) để hiệu trưởng phân công nhiệm vụ phù hợp ứng với các nhóm hoặc cá nhân cụ thể. Đối với các trường THCS thuộc xã khu vực 2 thì hoạt động này là rất cần thiết đối với người hiệu trưởng vì nguồn lực sẵn có rất hạn chế. Do vậy, khi xem xét, phân tích và đánh giá được năng lực sẵn có giúp cho hiệu trưởng nhà trường lựa chọn, vận dụng được phương pháp phù hợp, khả thi trong thực hiện kế hoạch XHHGD của mình. Bên cạnh đó còn giúp hiệu trưởng nhà trường xác định bao quát nguồn lực để tìm ra các nguồn lực khác có thể cùng thực hiện các

nhiệm vụ đã đề ra. Trong tổ chức thực hiện, người hiệu trưởng phải đảm bảo mọi sự phân công phù hợp với nhiệm vụ tương ứng và luôn có cách tổ chức khác nếu sự phân công ở trên không phù hợp; thống nhất các quy định và tổ chức các lực lượng trong nhà trường tham gia thực hiện. Làm được điều này giúp hiệu trưởng nhà trường có đầy đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHHGD của mình.

Ngoài ra, để công tác XHHGD được tổ chức thực hiện thuận lợi, hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng được mối quan hệ phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương, cộng đồng và cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng nhà trường có thể gặp gỡ, trao đổi, phổ biến kế hoạch và kêu gọi hưởng ứng công tác XHHGD của nhà trường.

Để mở rộng đối tượng tham gia tài trợ, hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp và các cơ sở giáo dục khác để tạo dựng các mối quan hệ cũng như học hỏi kinh nghiệm trong thực hiện công tác XHHGD từ đồng nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD của hiệu trưởng các trường THCS

Quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác XHHGD của nhà trường là quá trình hiệu trưởng nhà trường tương tác trực tiếp với nguồn nhân lực huy động tham gia thực hiện công tác XHHGD của mình. Do vậy, việc chỉ đạo thực hiện đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm mục đích đảm bảo và điều chỉnh các kế hoạch được từng nhóm, cá nhân thực hiện đúng hướng, đạt mục tiêu đề ra. Để thực hiện tốt điều này, hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Trước tiên, hiệu trưởng nhà trường phải đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho từng nhóm, cá nhân xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng nhiệm vụ hoạt động xã hội hóa tại nhà trường. Hiệu trưởng cần phổ biến phương hướng hành động; hướng dẫn cụ thể từng nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện cho từng thành viên tham gia thực hiện công tác XHHGD của nhà trường. Các hướng dẫn rõ ràng giúp cho từng nhóm, cá nhân hiểu rõ nhiệm vụ được giao và thực hiện nó như thế nào. Từ đó, họ chủ động

xây dựng kế hoạch hành động của mình đáp ứng các yêu cầu kế hoạch XHHGD của nhà trường đề ra cho từng nội dung, từng nhóm, cá nhân thực hiện.

Ngoài ra, trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, hiệu trưởng cần công khai cụ thể các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các lực lượng tham gia công tác XHHGD của nhà trường. Mặc dầu trong thực tế nguồn lực này rất hạn chế nhưng đây là nguồn động viên kịp thời về tinh thần cho các lực lượng tham gia, giúp họ cảm thấy được quan tâm, khuyến khích khi tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sau khi các nhóm, cá nhân xây dựng kế hoạch hành động và triển khai thực hiện kế hoạch của mình, hiệu trưởng nhà trường cần thường xuyên đôn đốc, thúc đẩy các thành viên được phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch theo đúng yêu cầu và chức năng, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cần động viên, khuyến khích kịp thời việc thực hiện kế hoạch của nhóm, cá nhân nhằm đảm bảo mọi hoạt động có thể được thực hiện hiệu quả và nhịp nhàng nhất.

Khi phát hiện tình huống có vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện của từng nhóm, cá nhân, hiệu trưởng phải kịp thời đưa ra các phương án giải quyết và điều chỉnh các trường hợp thực hiện không đúng theo kế hoạch hoặc không đáp ứng mục tiêu đề ra. Động viên, khuyến khích kịp thời nhằm tạo động lực cho đội ngũ trong thực hiện kế hoạch. Việc nắm bắt tình hình, phát hiện tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện công tác XHHGD của các lực lượng tham gia vào công tác XHHGD của nhà trường phải nhanh chóng và kịp thời để có thể đưa ra các xử lí và giải quyết hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)