Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 54 - 56)

+ Chủ trương, chính sách về XHHGD

Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về giáo dục và XHHGD như: Nghị Định số 69/2008/ NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, thể thao, môi trường. Nghị định số 59/2014/N Đ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 69/2008/N Đ-CP cho phù hợp với tình hình mới. Các chính sách của nhà nước về XHHGD ban hành đều phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương và xu thế phát triển giáo dục của đất nước, góp phần định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác XHHGD ở các nhà trường được thực hiện hiệu quả.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Nhận định về quan hệ giữa giáo dục và kinh tế, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Nền kinh tế không phát triển thì giáo dục không phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, 1996).

Với quan điểm trên cho thấy, kinh tế có tác động rất to lớn, là nguồn lực đầu tư, giúp cho giáo dục phát triển. Thực tiễn cho thấy, ở các nước, các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì nguồn đầu tư cho giáo dục càng lớn, đặc biệt là công tác XHHGD. Ở những nơi đó, các nhà trường được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động giáo dục, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra, còn có một số yếu tố bên ngoài khác cũng ảnh hưởng đến công tác XHHGD như: trình độ dân trí, truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư, sự quan tâm của lãnh đạo địa phương; sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp, v.v.

Tiểu kết chương 1

XHHGD ở trường THCS là thực hiện bản chất xã hội của sự nghiệp giáo dục, huy động các lực lượng của cộng đồng giáo dục, tạo môi trường cho giáo dục phát huy tối đa vai trò của mình, làm cho giáo dục đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của xã hội, gắn với xã hội. XHHGD là khái niệm có nội hàm khá rộng, tất cả việc làm của các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân đóng góp cho giáo dục đều tác động tích cực và hướng đến muc tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đều được xem là góp phần thực hiện XHHGD. Nghị quyết Trung ương 2 khóa 8 đã chỉ rõ “XHHGD là một con đường để thực hiện dân chủ hóa giáo dục và nội dung dân chủ hóa giáo dục chỉ ra con đường XHHGD”. Dân chủ hóa giáo dục là công việc lớn của thời đại bao gồm dân chủ hóa nhà trường, dân chủ hóa quản lí giáo dục. XHHGD là hệ thống các hoạt động của các cá nhân và tổ chức nhằm trả lại chức năng giáo dục của xã hội cho xã hội và trả lại chức năng xã hội của giáo dục cho chính giáo dục. Hoạt động thực hiện XHHGD nói chung và ở cấp THCS nói riêng ngày càng phát triển cùng với tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế nhằm phù hợp với nền cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Công tác quản lí việc thực hiện XHHGD ở các nhà trường ngày càng phát huy hiệu quả tích cực, giúp nhà trường ngày càng phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Các khái niệm cơ bản về quản lí, xã hội hóa, quản lí XHHGD, quản lí thực hiện XHHGD ở trường THCS là cơ sở để nghiên cứu thực trạng XHHGD nói chung và XHHGD ở các trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 nói riêng. Cùng với các nguyên tắc XHHGD, nội dung, phương pháp quản lí, lực lượng tham gia việc thực hiện công tác XHHGD ở trường THCS và các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công tác XHHGD giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và có cơ sở vững chắc hơn nhằm thực hiện công tác XHHGD một cách có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THUỘC XÃ KHU

VỰC 2 HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)