Biện pháp 2 Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 109 - 112)

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò và tầm quan trọng của công tác XHHGD đối với sự phát triển giáo dục nhà trường, huy động cộng đồng tham gia thực hiện công tác XHHGD

Khi tiến hành bất cứ hành động nào, người ta đều phải nhận thức đúng về hành động đó, hiểu được và ý thức được tại sao mình phải thực hiện hành động đó thì khi bắt tay vào thực hiện hành động, con người ta mới chủ động, tích cực và quyết tâm thực hiện thành công hành động đó. Nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của con người, nhận thức không chỉ định hướng mà còn chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, nhận thức đúng là cơ sở để có hành động đúng. Nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa, bản chất, nội dung, phương thức tổ chức công tác XHHGD giúp cho đội ngũ cán bộ quản lí các cấp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và các lực lượng tham gia vào công tác XHHGD sẽ chủ động, tích cực, thực hiện một cách nhịp nhàng, thống nhất trong từng khâu, từng bước trong thực hiện XHHGD ở các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh. Do vậy, quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạt được kết quả cao, tạo lòng tin cho nhân dân địa phương khi các tổ chức, cán bộ quản lí, giáo viên và các lực lượng khác có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Nếu nhận thức không đúng đắn, không đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, không thống nhất, bị động trong triển khai thực hiện và tất yếu dẫn đến hiệu quả, chất lượng công tác XHHGD ở các trường không cao. Vì vậy, mục tiêu của biện pháp này là:

Tham mưu, tuyên truyền về chủ trương, chính sách và tầm quan trọng của công tác XHHGD trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương để họ nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cha mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp, các nhà trí thức, các mạnh thường quân để hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, phương thức và tầm quan trọng của công tác XHHGD. Qua đó, phát huy được vai trò chủ đạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và vai trò chủ động của cha mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp, các nhà trí thức, các mạnh thường quân

trong công tác XHHGD của nhà trường.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Công tác tuyên truyền, truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động của các trường học nói chung và các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Thông qua truyền thông, tuyên truyền giúp xã hội hiểu rõ hơn nhà trường cũng như mục tiêu mà nhà trường hướng đến. Đối với công tác XHHGD ở các trường THCS, công tác tuyên truyền, truyền thông càng vô cùng quan trọng hơn bởi vì có truyền thông, tuyên truyền đến mọi người trong xã hội thì họ mới có nhận thức về chủ trương cũng như trách nhiệm xã hội trong thực hiện công tác XHHGD. Do vậy, hiệu trưởng nhà trường phải có năng lực, có tầm nhìn chiến lược trong thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo địa phương; có khả năng quản lí thông tin tốt. Phải nghiên cứu kĩ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành để trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương; tham mưu phải kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường phải nắm chắc cơ sở lí luận về công tác XHHGD thì mới có thể thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền tốt được. Vì thế, hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách và và tầm quan trọng của XHHGD cũng như kế hoạch XHHGD của nhà trường trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi họp chi bộ của nhà trường; tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh;

Thành lập ban tuyên truyền, tổ vận động tài trợ các nguồn lực vật chất và phi vật chất gồm các thành viên cốt cán trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, mời đại diện của các ban ngành, đoàn thể địa phương để thực hiện tuyên truyền, vận động trong các buổi hội họp, tại gia đình, cơ quan, doanh nghiệp;

Xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, rõ ràng, mục tiêu thiết thực. Huy động được nguồn lực trong và ngoài nhà trường làm công tác truyền thông;

Đăng tải nội dung truyền thông, tuyên truyền trên website của nhà trường; viết bài phát thanh trên loa phát thanh địa phương; treo băng rôn, v.v.

Tổ chức diễn đàn, hội thảo nhằm giới thiệu về hiện trạng nhà trường, mục tiêu giáo dục của nhà trường, nhu cầu dạy và học đáp ứng xu thế phát triển của xã hội, đồng thời là cơ hội để tiếp cận và tạo mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ, mạnh thường quân.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường phải có năng lực, có tầm nhìn chiến lược trong thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Phải nghiên cứu kĩ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành để trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. Tham mưu phải kịp thời và hiệu quả.

Đưa nội dung tuyên truyền về công tác XHHGD vào kế hoạch XHHGD của đơn vị, biên soạn nội dung tuyên truyền cụ thể, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu tạo được hiệu quả cao về nhận thức. Phương pháp, cách thức tuyên truyền phải hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp cận để thu hút mọi người tham gia các hoạt động XHHGD.

Lựa chọn và thành lập các ban, tổ, nhóm tuyên truyền và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách.

Đảm bảo lợi ích của các bên tham gia; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên; đảm bảo dân chủ, công khai, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)