Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 123)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Từ những đánh giá khách quan của các khách thể về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thực hiện công tác XHHGD ở các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã được đề xuất, tác giả có thể xem xét, điều chỉnh các biện pháp không cần thiết và khó khả thi bằng những biện pháp cần thiết và khả thi hơn; đồng thời làm cơ sở để khẳng định độ tin cậy của biện pháp khi được vận dụng vào trong thực tế tại các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm

Căn cứ vào những biện pháp đã được đề xuất (mục 3.2), chúng tôi tiến hành khảo sát hai nội dung quan trọng sau:

Mức độ cần thiết của biện pháp được đề xuất trong việc vận dụng vào quản lí công tác XHHGD ở các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được đánh giá như thế nào khi hiệu trưởng nhà trường vận dụng vào quản lí công tác XHHGD ở trường THCS huyện Di Linh hiện nay.

Trên cơ sở những số liệu khảo sát, có thể rút ra những kết luận cần thiết về các biện pháp được đề xuất để có thể vận dụng vào quản lí công tác XHHGD ở các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Về phương pháp khảo nghiệm, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến các đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi về các biện pháp đã được đề xuất. Sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) để phân tích dữ liệu thu thập từ phiếu hỏi. Các câu hỏi sử dụng thang đo khoảng cách Likert 4 mức độ đánh giá gồm:

Cần thiết/ khả thi Ít cần thiết/ ít khả thi

Không cần thiết/ không khả thi

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

Để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí công tác XHHGD ở các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 49 người, gồm: 19 hiệu trưởng, 26 phó hiệu trưởng của 19 trường trung học cơ sở thuộc các xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, 02 lãnh đạo và 02 chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Quy ước mã hóa và định khoảng trung bình

Khoảng trung bình Tính cần thiết Tính khả thi Mã hóa

Từ 1 đến 1,75 Không cần thiết Không khả thi 1

Từ 1,76 đến 2,51 Ít cần thiết Ít khả thi 2

Từ 2,52 đến 3,27 Cần thiết Khả thi 3

Trên 3,27 Rất cần thiết Rất khả thi 4

Biện pháp 1: Tăng cường xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công tác XHHGD

của hiệu trưởng nhà trường

Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công tác XHHGD của hiệu trưởng nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác XHHGD. Khảo sát tại chương 2 cho thấy công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch còn một số nội dung cần điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất biện pháp Tăng cường xây dựng hoạch cụ thể thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục của hiệu trưởng nhà trường. Bảng 3.2 dưới đây là kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tăng cường xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công tác XHHGD của hiệu trưởng nhà trường TT Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1

Phân tích môi trường, đặc điểm tình hình của nhà trường, điều kiện, hiện trạng của nhà trường để thực hiện công tác XHHGD. 3,61 0,49 2 3,45 0,50 2 2 Xác định mục tiêu thực hiện XHHGD cho năm học và từng giai đoạn 3,51 0,51 6 3,41 0,50 3

3 Xác định nội dung và biện

pháp thực hiện XHHGD. 3,55 0,50 3 3,41 0,50 3

4 Xác định điều kiện cần thiết

hỗ trợ công tác XHHGD. 3,53 0,50 4 3,39 0,49 6

5

Dự kiến những khó khăn, chuẩn bị phương án để khắc phục khó khăn có thể xảy ra.

3,53 0,50 4 3,41 0,50 3

6

Huy động nguồn lực sẵn có và tạo môi trường phối hợp với các lực lượng tham gia vào XHHGD tại địa phương.

3,41 0,61 7 3,27 0,61 7 7 Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho từng nội dung XHHGD của nhà trường. 3,76 0,43 1 3,55 0,58 1 Trung bình chung 3,56 3,41 Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi Độ tin cậy của thang do

(Cronbach's Alpha) 0,73 0,80 Tương quan (Pearson) 0,97**

Đánh giá về tính cần thiết

Kết quả khảo sát bảng 2.3 phần tính cần thiết của biện pháp cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều đánh giá cao các nội dung được hỏi. Được đánh giá cao nhất bảng là công tác xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho từng nội dung XHHGD của nhà trường. Điểm trung bình 3,76 xếp hạng 1, độ lệch chuẩn khá thấp 0,43 cho thấy hầu hết các ý kiến đều nhận định đây là nội dung rất cần thiết cho công tác nâng cao xây dựng kế hoạch độc lập. Ngoài ra việc phân tích môi trường, đặc điểm tình hình của nhà trường, điều kiện, hiện trạng của nhà trường để thực hiện công tác XHHGD, cũng được nhận định rất cần thiết. Trung bình 3,61 xếp hạng 2 của bảng. Độ lệch chuẩn 0,49 cho thấy các ý kiến được hỏi chủ yếu lựa chọn mức độ rất cần thiết. Nội dung có điểm đánh giá thấp nhất bảng là hoạt động Huy động nguồn lực sẵn có và tạo môi trường phối hợp với các lực lượng tham gia vào XHHGD tại địa phương. Điểm trung bình 3,41xếp hạng 7. Độ lệch chuẩn của nội dung này khá cao, cho thấy vẫn còn một số ý kiến chưa thực sự đồng tình với đa số những người được hỏi. Tuy nhiên, các ý kiến này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của khảo sát. Mức độ đánh giá của nội dung này theo khung định khoảng vẫn ở mức rất cần thiết. Các nội dung còn lại mặc dù thứ hạng và điểm số không giống nhau nhưng mức độ đánh giá vẫn ở mức rất cần thiết. Trung bình chung của các nội dung bảng 3.2 phần mức độ thực hiện là 3,56 tương đương mức đánh giá rất cần thiết. Kết quả đánh giá cho thấy, những nội dung mà chúng tôi đề xuất nhằm nâng cao công tác xây dựng kế hoạch độc lập thực hiện công tác XHHGD là hoàn toàn có cơ sở.

Đánh giá về tính khả thi

Đa số các ý kiến đánh giá tính khả thi của các nội dung thuộc bảng 3.2 không có khác biệt nhiều so với đánh giá ở phần tính cần thiết. Tuy nhiên, do sự chi phối của các điều kiện tác động, cũng như môi trường khác nhau của từng trường, nên các đánh giá có sự khác nhau về thứ tự ưu tiên. Cụ thể, việc xác định mục tiêu thực hiện XHHGD cho năm học và từng giai đoạn. Tính cần thiết của nội dung này chưa được đánh giá cao, trung bình 3,51 xếp hạng 6, nhưng tính khả thi của nội dung lại được đánh giá khá cao, trung bình 3,41 xếp hạng 3. Việc xác định điều kiện cần thiết hỗ trợ công tác XHHGD được nhìn nhận rất cần thiết (trung bình 3,53) xếp hạng 4,

nhưng đánh giá về tính khả thi của nội dung này lại xếp hạng 6 (trung bình 3,39). Công tác dự kiến những khó khăn, chuẩn bị phương án để khắc phục khó khăn có thể xảy ra, cũng có thứ hạng không đồng nhất. Sự chênh lệch về các đánh giá cho thấy có sự khác biệt đáng kể về môi trường quản lí hoạt động XHHGD ở các địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, điểm trung bình của các nội dung khảo sát đều nằm trong khung định khoảng rất khả thi. Trung bình chung phần tính khả thi là 3,41 điểm số này đạt mức nhận định các nội dung của bảng 3.2 ở mức rất khả thi.

Kết quả khảo sát bảng 3.2 cho thấy biện pháp đề xuất nâng cao hoạt động xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công tác XHHGD nhận được nhiều sự đồng thuận tích cực của các đối tượng tham gia khảo sát. Hầu hết những nội dung của biện pháp đều được xác định rất cần thiếtvà có tính rất khả thi. Mức độ tin cậy của những nhận định trên hoàn toàn có thể tin tưởng được. Chỉ số thống kê (Cronbach’s Alpha) chúng tôi nhận được từ bảng 3.2 lần lượt là 0,73 và 0,80 cho thấy độ tin cậy của thang đo đạt mức khá, mức chấp nhận được. Ngoài ra, mối liên hệ giữa những ý kiến đánh giá tính cần thiết với những ý kiến đánh giá tính khả thi là mối liên hệ thuận. Chỉ số tương quan (Pearson) 0.97** cho thấy hai mức độ đánh giá này có mối tương quan với nhau rất chặt chẽ, độ tin cậy của mối liên hệ này là 99%.

Biện pháp 2: Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò và tầm quan trọng của công tác XHHGD đối với sự phát triển giáo dục nhà trường, huy động cộng đồng tham gia thực hiện công tác XHHGD

Truyền thông đóng vai trò rất lớn đối với hiệu quả của công tác vận động xã hội hóa giáo dục. Kết quả khảo sát cho thấy công tác này hiện nay còn một số nội dung chưa được thực hiện tốt. Bảng 3.3 dưới đây là kết quả khảo sát các nội dung của biện pháp đề xuất nhằm Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, huy động cộng đồng tham gia thực hiện công tác XHHGD.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò và tầm quan trọng của công tác XHHGD đối với sự phát triển giáo dục nhà trường, huy động cộng đồng tham gia thực hiện công tác XHHGD TT Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1

Tổ chức tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi họp chi bộ của nhà trường; tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh.

3,82 0,39 1 3,76 0,43 1

2

Thành lập ban tuyên truyền, vận động gồm các thành viên cốt cán trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, mời đại diện của các ban ngành, đoàn thể địa phương để thực hiện tuyên truyền, vận động trong các buổi hội họp, tại gia đình, cơ quan, doanh nghiệp.

3,53 0,50 2 3,33 0,59 2

3 Xây dựng kế hoạch truyền

TT Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng tiêu thiết thực 4

Đăng tải nội dung truyền thông, tuyên truyền trên website của nhà trường; viết bài phát thanh trên loa phát thanh địa phương; treo băng rôn, …

3,37 0,57 4 3,33 0,63 2

5

Tổ chức diễn đàn, hội thảo nhằm giới thiệu về hiện trạng nhà trường, mục tiêu giáo dục của nhà trường, nhu cầu dạy và học đáp ứng xu thế phát triển của xã hội, đồng thời là cơ hội để tiếp cận và tạo mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ, mạnh thường quân.

3,29 0,46 5 3,02 0,60 5

Trung bình chung 3,51 3,34 Đánh giá chung Rất cần thiết Rất khả thi Độ tin cậy của thang do

(Cronbach's Alpha) 0,87 0,70 Tương quan (Preason) 0,93**

Đánh giá về tính cần thiết

Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là công tác tổ chức tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi họp chi bộ của nhà trường; tổ chức tuyên truyền trong cha

mẹ học sinh thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh. Điểm trung bình 3,82 xếp hạng 2. Độ lệch chuẩn khá thấp 0,39 cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều lựa chọn mức độ rất cần thiết. Thông qua các hoạt động trên đây, hiệu trưởng nhà trường sẽ trình bày những thuận lợi khó khăn trong hoạt động giáo dục, đồng thời nêu lên những mong muốn hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau để đồng hành cùng cán bộ giáo viên vì sự nghiệp giáo dục chung. Ngoài ra việc thành lập ban tuyên truyền, vận động gồm các thành viên cốt cán trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, mời đại diện của các ban ngành, đoàn thể địa phương để thực hiện tuyên truyền, vận động trong các buổi hội họp, tại gia đình, cơ quan, doanh nghiệp. Cũng nhận được sự đồng tình cao về mức độ cần thiết. Điểm trung bình của khảo sát là 3,53 xếp hạng 2, thứ hạng và điểm số này tương đương mức đánh giá rất cần thiết. Nội dung có đánh giá thấp nhất bảng về mức độ khả thi là hoạt động, tổ chức diễn đàn, hội thảo nhằm giới thiệu về hiện trạng nhà trường, mục tiêu giáo dục của nhà trường, nhu cầu dạy và học đáp ứng xu thế phát triển của xã hội, đồng thời là cơ hội để tiếp cận và tạo mối quan hệ thân thiết với các nhà tài trợ, mạnh thường quân. Điểm trung bình khảo sát 3,29 xếp hạng 5. Độ lệch chuẩn 0,46 khá cao so với bảng, cho thấy vẫn còn một số ý kiến nhận định nội dung này chỉ ở mức khả thi và mức không khả thi. Điểm trung bình chung của các nội dung khảo sát mức độ khả thi là 3,34 tương đương mức đánh giá rất khả thi. Như vậy, có thể thấy toàn bộ những nội dung của biện pháp tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò và tầm quan trọng của công tác XHHGD đối với sự phát triển giáo dục nhà trường, huy động cộng đồng tham gia thực hiện công tác XHHGD, mà người nghiên cứu đề xuất là hoàn toàn hợp lí và phù hợp với thực tế hiện nay.

Đánh giá về tính khả thi

Các ý kiến được hỏi về tính khả thi của các giải pháp không có sự khác biệt nhiều so với sự đánh giá về tính cần thiết. Có một số hội dung có sự thay đổi vị trí thứ hạng trong bảng, nhưng mức độ nhận định không có sự khác biệt. Cụ thể, đánh giá nội dung công tác xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, rõ ràng, mục tiêu thiết thực. Phần đánh giá tính cần thiết trung bình 3,53 xếp hạng 2. Nhưng phần tính khả thi điểm trung bình chỉ 3,29 xếp hạng 4. Điều này cho thấy việc triển khai thực hiện

xây dựng kế hoạch truyền thông có hiệu quả là hoạt động tương đối khó. Tuy nhiên, điểm số của nội dung này vẫn được đánh giá ở mức rất khả thi. Ngoài ra, việc Đăng tải nội dung truyền thông, tuyên truyền trên website của nhà trường; viết bài phát thanh trên loa phát thanh địa phương; treo băng rôn, v.v. cũng có sự khác nhau về điểm số, mặc dù không lớn, nhưng cũng phần nào phản ánh được thực trạng việc triển khai thực hiện nội dung này. Điểm trung bình chung đánh giá tính khả thi của biện pháp tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, huy động cộng đồng tham gia thực hiện công tác XHHGD là 3,34 tương đương mức nhận định rất cần thiết.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê cho thấy mức độ tin cậy của khảo sát bảng 3.3 trên đây khá cao. Hệ số Cronbach’s Alpha của tính cần thiết 0,87 chỉ số này cho biết độ tin cậy của khảo sát ở mức khá. Phần tính khả thi chỉ số Cronbach’s Alpha 0.70 mức độ này khá thấp (độ tin cậy của thang đo chỉ ở mức trung bình) nhưng trong giới hạn cho phép. Ngoài ra mức độ quan hệ giữa những đánh giá tính cần thiết và tính khả thi ở mức cao. Hệ số tương quan Pearson 0,93** cho thấy, ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)