Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác XHHGD của hiệu trưởng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 50 - 52)

trường THCS

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng vô cùng quan trọng trong các chức năng quản lí. Đối với quản lí công tác XHHGD ở trường THCS, hiệu trưởng nhà trường cần đặc biệt chú ý đến chức năng này. Bởi vì, thông qua kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác XHHGD của nhà trường, hiệu trưởng nhà trường có thể nắm bắt được mức độ, hiệu quả triển khai thực hiện kế hoạch so với mục tiêu đề ra nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh sai lệch kịp thời. Do vậy, hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

Trong quá trình xây dựng kế hoạch công tác XHHGD của mình, hiệu trưởng các trường THCS phải xác định được mục tiêu, nội dung kiểm tra đánh giá công tác XHHGD của mình.

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra cụ thể theo từng nội dung đã đề ra trong kế hoạch công tác XHHGD của nhà trường. Nội dung kiểm tra, đánh giá tập trung vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ XHHGD; quy trình và hiệu quả thực hiện công tác XHHGD.

Xác định các hình thức, phương pháp, quy trình đánh giá các công tác XHHGD cụ thể. Hiệu trưởng nhà trường thực hiện đánh giá thường xuyên hay định kỳ, đánh giá như thế nào và các bước đánh giá ra sao; phân tích, đánh giá kết quả, định kì tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh sai lệch kịp thời.

Kết quả công tác XHHGD của nhà trường có thể đo theo định tính hoặc định lượng. Dù bằng hình thức nào thì hiệu trưởng nhà trường đều phải tự xây dựng các thang đo đánh giá để nắm được kết quả hoạt động của tổ chức trong xã hội hóa giáo dục nói chung và một hoạt động cụ thể nói riêng. Việc kiểm tra, đánh giá càng sát với các tiêu chí đánh giá thì kết quả càng chính xác và đáp ứng mục tiêu kế hoạch kiểm tra, đánh giá đề ra.

Tóm lại, để công tác kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD ở các trường THCS, hiệu trưởng các trường cần tập trung kiểm tra, đánh giá các nội dung sau: hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ XHHGD trong nhà trường; quy trình thực hiện công tác XHHGD; hiệu quả thực hiện công tác XHHGD của nhà trường so với mục tiêu đề ra; sự phù hợp hay sự bất cập trong lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo hoạt động XHHGD của hiệu trưởng nhà trường. Bên cạnh đó, để đánh giá tổng thể hoạt động quản lí công tác XHHGD của nhà trường, cần định kì đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện để từ đó có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời; cuối mỗi năm học, thực hiện báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên về tình hình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)