Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 104 - 105)

* Cơ sở pháp lí

Quán triệt việc thực hiện chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết Đại hội Đảng; Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; Nghị quyết số 37/2004/QH11; Nghị quyết số 35/2009/QH12; Nghị quyết số 50/2010/QH12; Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2009 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Chỉ thị số 02/2008/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2015 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 112/2010/QĐ-TTg về XHH GD. Thực hiện Thông tư liên tịch số 71/TTLT-BGDDT-BTC “Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về lĩnh vực tài chính”; Nghị định số 69/2008/NĐ- CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng về phát triển GDĐT; các văn bản của Sở GDĐT Lâm Đồng; các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Di Linh về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp cũng như các định hướng đổi mới toàn diện về công tác quản lí tài chính trong ngành giáo dục theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lí giáo dục và định hướng về công tác XHHGD để triển khai thực hiện đúng quy định công tác XHHGD ở các trường.

* Cơ sở thực tiễn

hội của tỉnh Lâm Đồng; tình hình an ninh chính trị ổn định, đời sống người dân ngày một nâng cao; các ấp ủy đảng, chính quyền địa phương quyết tâm cao trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới vào năm 2022, trong đó có tiêu chí trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tiêu chí giáo dục đào tạo. Do vậy trong những năm tới, ngoài việc ngân sách địa phương đầu tư phát triển cho giáo dục tiếp tục tăng để đáp ứng mục tiêu kế hoạch thì các trường học trên địa bàn phải phát huy nội lực, thực hiện các mục tiêu nghị quyết đã đề ra.

Trong thời gian qua, hoạt động giáo dục ở các trường THCS thuộc các xã khu vực 2 ngày càng đi vào nề nếp, đội ngũ đạt chuẩn và ổn định; chất lượng giáo dục ngày càng tăng cao, đặc biệt đã đạt nhiều thành tích trong các kì thi học sinh giỏi các cấp; tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể; bước đầu tạo được niềm tin đối với chính quyền địa phương và trong quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng thì quản lí công tác XHHGD vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, chưa phát huy được sức mạnh và tiềm lực của địa phương. Nếu phân tích kĩ thực trạng và đề ra các biện pháp có thể khắc phục các hạn chế tồn tại và phát huy được các điểm mạnh của hoạt động quản lí công tác XHHGD ở các trường THCS thuộc xã khu vực 2 hiện nay thì hiệu quả công tác XHHGD ở các trường này sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở thuộc xã khu vực 2 huyện di linh (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)