các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa là đảm bảo cho hoạt động diễn ra đúng kế hoạch đã đề ra trước đó. Đồng thời nhà quản lí phải biết tận dụng được các thế mạnh về nguồn lực của mình để đảm bảo quá trình thực hiện được thực thi có hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra. Bảng 2.4 là kết quả khảo sát các nội dung liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa của hiệu trưởng các trường được khảo sát.
Bảng 2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác XHHGD của hiệu trưởng
các trường THCS thuộc xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1
Xây dựng được môi trường thuận lợi, hoan nghênh và khuyến khích sự tham gia của các lực lượng vào thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
3,62 0,75 2 3,35 0,72 1
2 Thành lập Tổ vận động và
tiếp nhận tài trợ 3,17 0,63 5 2,91 0,97 6
3
Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
3,14 1,03 6 3,03 0,97 5
4
Thống nhất các quy định và tổ chức các lực lượng trong nhà trường thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 5
Xây dựng được mối quan hệ phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng và cha mẹ học sinh triển khai công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường
3,71 0,84 1 3,32 0,88 2
6
Thực hiện gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh nhằm phổ biến kế hoạch và thúc đẩy xã hội hóa giáo dục trong nhà trường
3,45 1,01 3 3,2 0,93 3
7
Thực hiện hợp tác với các địa phương trong nước và quốc tế
2,22 0,89 8 2,38 0,91 7
8
Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác trong nước và quốc tế cho giáo viên và học sinh
2,28 0,98 7 2,33 0,89 8
Trung bình 3,12 2,96
Mức độ đánh giá Bình thường Bình thường
Độ tin cậy của thang đo
(Cronbach’s Alpha) 0,68 0,86
Tương quan (Pearson) 0,99**
Nội dung đầu tiên cũng là nội dung được đánh giá cao nhất bảng 2.4 là việc “Xây dựng được môi trường thuận lợi, hoan nghênh và khuyến khích sự tham gia
của các lực lượng vào thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục”. Điểm trung bình mức độ thực hiện là 3,62 điểm số này đạt mức nhận định hoạt động này dược thực hiện ở mức độ thường xuyên, tuy nhiên độ lệch chuẩn 0,75 cho thấy vẫn còn một số ý kiến chưa đánh giá cao công tác này, tỉ lệ này không nhiều và không ảnh hưởng nhiều đến nhận định chung của nội dung. Phần kết quả thực hiện có điểm trung bình 3,35 điểm số này chỉ đạt mức nhận định kết quả thực hiện ở mức bình thường. Mặc dù được đánh giá cao công tác tổ chức thực hiện nhưng kết quả nhận được lại chưa tương xứng. Điều này thể hiện nội dung triển khai chưa thực sự phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, đồng thời các lực lượng tham gia chưa khai thác hết được những lợi thế mà bảng kế hoạch đã đề ra. Đồng quan điểm với kết quả khảo sát, mã số phỏng vấn CBQLGV 07 cho rằng “Bản thân nhận thấy công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay tại trường chỉ thực hiện được ở mức độ tuyên truyền phổ biến chứ chưa đi sâu vào thực hành đánh giá xếp loại”. Đây là nhận định phản ánh phần nào thực trạng hiện nay tại các trường. Mặc dù có tổ chức nhưng chủ yếu tập trung vào trình bày những khó khăn hiện tại của nhà trường đồng thời kêu gọi sự đóng góp của phụ huynh học sinh mà chưa có những giải pháp toàn diện nhằm làm cho phụ huynh thấy được lợi ích thiết thực của việc đóng góp là nâng cao chất lượng giáo dục và người được thụ hưởng trực tiếp là con em của họ. Mã số phỏng vấn CBQLGV 09 cho rằng “Nguồn huy động chưa đa dạng chủ yếu là dụng cụ học tập và tài liệu thư viện”. Do chưa thực sự làm tốt các công tác chuẩn bị nên giá trị huy động không cao, chỉ giải quyết được một phần khó khăn về cơ sở vật chất và hiệu quả mang lại của hoạt động còn thấp. Ngoài ra “Do việc huy động được các lực lượng trong và nhà trường chưa làm được nhiều. Chỉ mới làm được những việc nhỏ. Chưa làm thay đổi phát triển đi lên của nhà trường nhiều” mã số phỏng vấn CBQLGV 09 nhận định thêm. Từ đó có thể thấy việc xây dựng môi trường cho hoạt động XHHGD trong thời gian tới cần được đầu tư đúng mức để thực hiện thành công các mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra.
Nội dung “Thành lập Tổ vận động và tiếp nhận tài trợ” có điểm trung bình khảo sát mức độ thực hiện là 3,17 điểm số này chỉ đạt mức đánh giá thực hiện trung bình, hiệu quả thực hiện điểm khảo sát là 2,91 cũng chỉ đạt mức hiệu quả trung bình.
chưa được thực hiện tốt. Trong khi đó đây là bộ phận có tầm ảnh hưởng tương đối đến chất lượng của hoạt động nếu được tổ chức bài bản và khoa học. Mã số phỏng
vấn CBQLGV 17 cho rằng “Thành lập được bộ máy, ban vận động, xác định nhiệm
vụ của thành viên. Tuy nhiên ra quyết định giao nhiệm vụ cho từng cá nhân không kịp thời”. Chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động và hiệu quả nhận được từ công tác vận động xã hội hóa không cao. Ngoài ra việc “Chưa phối hợp tốt với địa phương trong nước và quốc tế về XHHGD. Huy động cha mẹ học sinh cùng tham gia giáo dục hướng dẫn học sinh học tập còn rất ít” cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động này tại các trường, theo nhận định của mã số phỏng vấn CBQLGV 21.
Nội dung “Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục”. Có điểm trung bình phần mức độ thực hiện là 3,14 và hiệu quả thực hiện là 3,03. Điểm khảo sát khá thấp cho thấy sự quan tâm của các bộ phận có liên quan đối với hoạt động xã hội hóa hiện nay chưa thực sự tốt nên hiệu quả đạt được không cao. Cụ thể, để triển khai thực hiện kế hoạch đúng với yêu cầu đề ra thì việc phân công quyền hạn trách nhiệm cho từng thành viên tham gia chi tiết và cụ thể sẽ không những tạo điều kiện cho mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình để thực hiện tốt hơn vai trò được giao mà đây còn là sự ghi nhận năng lực của từng cá nhân đối với tập thể nhà trường. Mã số phỏng vấn CBQLGV 11 cho rằng “Vì sự hiểu biết về công tác này của một số cá nhân khi thực hiện chưa đồng đều và chưa ý thức được hết tầm quan trọng của nó. Đồng thời việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên của cán bộ quản lí nhiều khi chưa cụ thể nên trách nhiệm của cá nhân chưa có cơ hội phát huy”. Đây là hoạt động mang tính tự nguyện, không có cán bộ chuyên trách, mặt khác các quy định mang tính pháp quy cho đội ngũ thực hiện hoạt động này không cụ thể nên tạo không ít khó khăn cho hiệu trưởng khi tiến hành phân công nhiệm vụ. Vai trò trách nhiệm của từng cá nhân chủ yếu xuất phát từ cái tâm với nghề, cho nên chất lượng và hiệu quả của công việc chưa có tính ràng buộc cao.
Khảo sát nội dung “Thống nhất các quy định và tổ chức các lực lượng trong nhà trường thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục”, điểm trung bình phần mức độ
thực hiện là 3,33 độ lệch chuẩn 0,89 điểm khảo sát đạt mức đánh giá thực hiện bình thường đây là hoạt động nhằm thống nhất cách thức, phương pháp tiến hành vận động xã hội hóa. Nếu được tổ chức bài bản thống nhất cho từng thành viên thì không những mang lại hiệu quả cao trong vận động tài trợ mà còn tạo được sự đồng thuận của xã hội về chủ trương chia sẻ khó khăn với ngành giáo dục. Tuy nhiên, với mức độ đánh giá hiện trạng như trên, người nghiên cứu nhận thấy cần phải có giải pháp nâng cao hơn nữa việc phổ biến chủ trương tới từng thành viên tham gia nhằm định hướng tốt cho các hoạt động khi thực hiện nhiệm vụ. Kết quả khảo sát phần hiệu quả thực hiện phản ánh tương đối chính xác mức độ thực hiện của công tác này. Trung bình 3,19 hiệu quả đánh giá ở mức trung bình. Mã số phỏng vấn CBQLGV 11 bổ sung thêm “Cán bộ quản lí và các lãnh đạo chưa thật sự quan tâm nhiều tới việc hướng dẫn các lực lượng tham gia cách thức thực hiện xã hội hóa, chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các lực lượng tham gia XHHGD”. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm xem xét nhằm hoàn thiện các khâu khi lập kế hoạch, để quá trình triển khai thực hiện được tiến hành đồng bộ và có hiệu quả hơn đối với công tác này.
Nội dung “Xây dựng được mối quan hệ phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng và cha mẹ học sinh triển khai công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường”. Trung bình khảo sát 3,71 điểm số này khá cao cho nên nhận định mức độ thực hiện là thường xuyên. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn 0,84 cho thấy có sự chưa thống nhất tương đối về kết quả này, vẫn còn một số ít những người được hỏi đánh giá ở mức bình thường. Phần kết quả thực hiện điểm khảo sát là 3,32 số liệu này chỉ đạt mức nhận định kết quả thực hiện ở mức bình thường. Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể của các bộ phận khi tham gia thực hiện công tác vận động, nhằm thiết lập mối quan hệ với các bộ phận có liên quan để phối hợp thực hiện, nhưng kết quả nhận được không cao, chưa đáp ứng được đầy đủ mục đích yêu cầu.
Nội dung có điểm khảo sát thấp nhất bảng là “Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác trong nước và quốc tế cho giáo viên và học sinh”. Điểm trung bình khảo sát phần mức độ thực hiện là 2,28 độ lệch chuẩn 0,98 xếp hạng 7 của bảng, đánh giá chung mức độ tiến hành các hoạt động giao lưu rút
kinh nghiệm cho công tác vận động xã hội hóa chỉ ở mức trung bình. Phần kết quả thực hiện điểm số là 2,33 độ lệch chuẩn 0,89 xếp hạng 8. Kết quả thực hiện của nội dung này chỉ được đánh giá mức trung bình.
Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy của thang đo mức độ thực hiện là 0,68 chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha chỉ ở mức trung bình, nhưng thang đo này có thể sử dụng được. Phần kết quả thực hiện Cronbach’s Alpha 0,86 kiểm nghiệm cho thấy độ tin cậy đạt mức khá. Như vậy, về mặt kĩ thuật kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy của các nội dung thuộc bảng hỏi 2.4 là hoàn toàn có thể sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
So sánh mối liên hệ giữa kết quả thực hiện và mức độ thực hiện bằng chỉ số tương quan Pearson, người nghiên cứu nhận được kết quả tương quan rất cao 0,99**. Số liệu này chỉ ra rằng có mối liên hệ thuận chặt chẽ giữa những nhận định mức độ thực hiện và kết quả thực hiện của công tác xã hội hóa giáo dục.
Đánh giá chung thực trạng tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn xã khu vực 2 huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hiện nay chỉ ở mức trung bình và kết quả của hoạt động này cũng chỉ trung bình. Với thực trạng còn nhiều khó khăn trong việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục như hiện nay thì việc các hoạt động vận động xã hội hóa chưa phát huy hết vai trò, chức năng, nhằm hỗ trợ cùng ngân sách chăm lo cho hoạt động giáo dục trên địa bàn như thực trạng là điều cần suy nghĩ và phải có những giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện hoạt động này trong tương lai có hiệu quả hơn.