chức thực hiện công tác XHHGD
Mục tiêu của biện pháp
Nói đến XHHGD, nhiều người nghĩ đến việc đóng góp tài chính để xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện một số nhiệm vụ giáo dục khác. Tuy nhiên, hình thức xã hội hóa rất đa dạng. Nguồn lực huy động từ XHHGD gồm nguồn lực hữu hình và cả nguồn lực vô hình. Ngoài ra, nhu cầu xã hội hóa của nhà trường rất lớn. Do vậy, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức huy động các nguồn lực trong tổ chức thực hiện công tác XHHGD nhằm giúp nhà quản lí có các hình thức tổ chức vận động nguồn lực xã hội hóa phong phú, đa dạng, tránh cứng nhắc và rập khuôn, giới hạn.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
hầu hết các trường sử dụng trong thực hiện công tác XHHGD của nhà trường. Qua tự nguyện tài trợ, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có thể cung cấp nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Nhà trường có thể sử dụng nguồn tài trợ để khắc phục các hạn chế, khó khăn. Khi vận động tài trợ tự nguyện, hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện đúng các quy định của Thông tư 16/2018/TT- BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tổ chức vận động nguồn lực thông qua hoạt động khuyến học. Một trong những nhiệm vụ của khuyến học là liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội, các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Do vậy, hiệu trưởng các trường cần phát huy chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khuyến học trong nhà trường để làm đầu mối liên kết, tập hợp các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhà trường có thể vận động nguồn tài lực thông qua các buổi văn nghệ khuyến học, khuyến tài; các chương trình thiện nguyện hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo. Thông qua hội khuyến học, nhà trường có thể vận động nguồn nhân lực đóng góp sức lực hoặc trí tuệ cho các hoạt động của nhà trường như tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền; tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo.
Tổ chức vận động nguồn lực thông qua đấu giá sản phẩm của học sinh và giáo viên. Nhằm phát huy năng lực sáng tạo của giáo viên và học sinh, các trường THCS hiện nay khuyến khích học sinh tạo sản phẩm thông qua vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhà trường có thể vận động gây quỹ từ hoạt động tổ chức hội chợ, thu hút nguồn tài trợ từ chính các sản phẩm mà giáo viên và học sinh tạo nên. Qua hoạt động này, kích thích tính tư duy sáng tạo của học sinh từ sự ủng hộ nhân văn của cộng đồng.
Tổ chức vận động nguồn nhân lực tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đối với các trường THCS thuộc xã khu vực 2, ngoài nguồn tài chính tài trợ từ nguồn XHHGD, nguồn nhân lực trực tiếp rất cần thiết cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Cha mẹ học sinh cũng như các cá nhân trong cộng đồng có thể
tham gia vào các hoạt động lao động do nhà trường tổ chức, các hoạt động trải nghiệm của học sinh. Ngoài việc đóng góp sức lao động, cha mẹ học sinh và cá nhân trong cộng đồng có thể giúp nhà trường giáo dục học sinh tình yêu lao động, ý nghĩa của lao động trong cuộc sống của người dân vùng nông thôn.
Tổ chức vận động nguồn trí lực từ lực lượng trí thức của địa phương. Tại các địa phương, ngay cả vùng khó khăn hiện nay, trình độ dân trí ngày một nâng lên, đội ngũ cán bộ quản lí và các trí thức quay về địa phương sinh sống và làm việc ngày một đông hơn. Bên cạnh đó, nhà trường còn có đội ngũ học sinh đã trưởng thành. Đây là lực lượng có thể giúp nhà trường tổ chức nhiều hoạt động, nhất là các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục học sinh. Hiệu trưởng nhà trường cần thu hút được lực lượng này tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Vận động nguồn tài trợ thông qua thực hiện các dự án của nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường có thể triển khai thực hiện các dự án nhỏ để vận động nguồn tài trợ từ cộng đồng. Việc thực hiện các dự án giúp hiệu trưởng có thể đề xuất các ý tưởng một cách rõ ràng, thiết thực, phù hợp với thực trạng và nhu cầu của nhà trường. Kế hoạch thực hiện dự án rõ ràng về mục tiêu, nội dung và đối tượng thụ hưởng sẽ giúp nhà tài trợ biết rõ được nguồn lực mình tài trợ sẽ thực hiện vào đâu, như thế nào và hiệu quả ra sao.
Điều kiện thực hiện biện pháp
Hình thức thực hiện công tác XHHGD của hiệu trưởng nhà trường phải đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; được sự ủng hộ của cộng đồng.
Các hình thức vận động phải đảm bảo đúng quy định, được sự đồng thuận của tập thể cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Các hình thức vận động phải được xây dựng thành kế hoạch cụ thể, rõ ràng; được kiểm tra, đánh giá và công khai đầy đủ, kịp thời.
Hiệu trưởng nhà trường phải thật sự năng động, có khả năng xây dựng các mối quan hệ tốt.